TRAN XUAN AN - TIEU SU BN. PCDT. NGUYEN VAN TUONG [ 2 ]

Cuốn sách này, tác giả biên soạn để làm sách dẫn, phục vụ việc nghiên cứu "Đại Nam thực lục chính biên" (IV, V, VI); đồng thời, đây cũng chính là đề cương chi tiết của bộ truyện - sử kí - khảo cứu tư liệu lịch sử của tác giả: "Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886)" (Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2004). Trần Xuân An.

21.2.06

TIỂU SỬ BIÊN NIÊN PCĐT. NGUYỄN VĂN TƯỜNG (tệp 10)

TRẦN XUÂN AN
(biên soạn)

TIỂU SỬ BIÊN NIÊN
KÌ VĨ PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN
NGUYỄN VĂN TƯỜNG
(1824 – 1886)
“kẻ thù lớn nhất
của chủ nghĩa thực dân Pháp”

(tiếp theo)
(Tệp 10)
(chương tám / phần 3 / trọn chương)


++ Ngày Ất mão, 23 tháng 5 âl., Ất dậu (05-7-1885). “Tôn Thất Thuyết kèm vua, vâng mệnh tam cung; ngự giá chạy ra Miền Bắc” (nguyên văn câu tiểu đề) (*), do cuộc Kinh đô quật khởi thất bại.
---- (*) Sự phân công cho Tôn Thất Thuyết (Cơ mật viện tâu xin, được tam cung, gồm 3 vị: thái hoàng thái hậu Từ Dũ, hoàng thái hậu Vũ thị [Trung phi], hoàng thái phi Nguyễn thị [Học phi], chuẩn y): Tôn Thất Thuyết “vâng mệnh” .
Xin chú thích thêm về kết cấu của từng mục trong ĐNTL.CB: Trong từng tháng, có nhiều sự kiện, sự việc cần chép. Mỗi sự vụ được chép thành một mục. Mỗi mục gồm có câu tiểu đề (đề mục) và phần thuyết (nội dung chi tiết). Mục nhỏ nhất, ngắn nhất chỉ gồm một câu vừa là tiểu đề, vừa là phần thuyết. Mục lớn có thêm vài câu tiểu đề, đôi khi có cả kết đề. Câu tiểu đề của mục kinh đô quật khởi là “Ngày Ất mão, kinh thành có việc…”. Đặc biệt, có thể xem các trang 219 – 251 (chép việc từ ngày 23-5 âl. đến 04-8 âl., Ất dậu [1885]) là một cụm mục, gồm các tình tiết liên quan chặt chẽ với nhau. ----

1. Trước đó, Cô Ra Xi (De Courcy) đến Sứ quán, xin dâng quốc thư, làm lễ chầu yết. Y yêu cầu Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết sang Sứ quán Pháp (bên kia sông Hương) để hội thương trước.
2. Tôn Thất Thuyết thác bệnh, không đi. Nhưng Nguyễn Văn Tường và Phạm Thật Duật không thể tránh việc được, do đó, cùng đi, qua gặp Cô Ra Xi (De Courcy). Y cố mời cho bằng được Tôn Thất Thuyết, không chịu việc Tôn Thất Thuyết cáo bệnh! Tôn Thất Thuyết biết có việc không hay xảy ra, nên cho quân Phấn Nghĩa bảo vệ mình, đồng thời ra nghiêm lệnh cho quân lính các doanh vệ khác cùng chuẩn bị khí giới. Nguyễn Văn Tường và đình thần cho rằng đó cũng là thanh thế để đấu tranh với Pháp, buộc Pháp phải chùn tay và để tăng cường phòng bị.
3. “Cuộc Nghĩa cử” : Kinh đô quật khởi, khuya 22 rạng ngày 23 tháng 5 âl., Ất dậu (khuya 04 rạng ngày 05-07-1885) nổ ra.
~~ Một đạo quân do tham biện Sơn phòng Quảng Trị Tôn Thất Lệ (em ruột Tôn Thất Thuyết) chỉ huy, đi đò sang sông Hương vào lúc nửa đêm, phối hợp với quân của thủy sư đề đốc Lưu Cung (*) và hiệp lí thủy sư Cao Hữu Sung (**), đánh úp Sứ quán Pháp.
---- (*) Xem: ĐNTL.CB., tập 36, sđd., tr. 199.
(**) Xem: ĐNTL.CB., tập 36, sđd., tr. 222. ----

~~ Một đạo khác, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn chỉ huy, đánh úp Trấn Bình đài (Mang Cá).
~~ Nguyễn Văn Tường không biết gì hết (*).
---- (*) Để rõ vấn đề, xin xem tiếp phần sau (tập 36, sđd. và tập 37, sđd., tr. 33, 35…). Xin lưu ý: một trong những nguyên tắc chép sử biên niên là việc đến đâu, ghi đến đó, “xem hồi sau sẽ rõ”. ----
~~ Đầu canh tư (00 giờ 45 phút), bước sang ngày 23 âl., Tôn Thất Thuyết cho nổ súng vào Trấn Bình đài. Lúc đó, Nguyễn Văn Tường đang ngủ ở công đường Bộ Lại. Tham tri Bộ Binh Hoàng Hữu Thường và một số quan chức liền gõ cửa, báo tin. Nguyễn Văn Tường nói: “Nguy rồi!” , tỏ vẻ lo sợ, bèn vội vàng gửi tâu qua các viên quan binh canh gác, xin mở cửa Hiển Nhân (Hiển Nhơn), cửa Đại Cung. Nguyễn Văn Tường chạy vào Tả vu, nhưng không biết làm thế nào (*).
---- (*) Để rõ vấn đề, xin xem tiếp phần sau (tập 36, sđd. và tập 37, sđd., tr. 33, 35…). ----
~~ Về phía Pháp, Pháp đóng chặt cửa Trấn Bình đài, lẻn nấp đợi sáng, nhưng vẫn từ từ cho nổ vài tiếng súng lớn (ra hiệu cho Sứ quán là chúng đang bị tấn công?).
~~ Tôn Thất Thuyết ở vườn sau Đại nội điều khiển. Trần Xuân Soạn cho người báo với Tôn Thất Thuyết rằng, quân Pháp đã bị giết sạch, không còn tiếng súng phản công của Pháp; bởi nghe tiếng súng lớn, Trần Xuân Soạn ngỡ là từ con sông phía sau Trấn Bình đài, Pháp bắn vào (không ngờ quân Pháp ở Trấn Bình đài bắn, trong khi chúng vẫn núp kín, chưa phản công).
~~ Tôn Thất Thuyết sai vần súng lớn lên bờ thành, chĩa qua Sứ quán Pháp, bắn. Sứ quan Pháp bị vỡ hai chỗ. Đạo quân Tôn Thất Lệ cũng bắn cháy các nhà tranh gần Sứ quán.
~~ Tới lúc sáng rõ, Pháp mới phản công. Chúng tập hợp súng lớn trên xe máy, đặt ở Trấn Bình đài, ở bệ cột buồm tàu chiến ngoài sông phía sau, bắn vào Đại nội. Quân ta bị thương, chết khá nhiều. Hoàng thành, cung thành bị xuyên vỡ. Tiếp đến, từng toán lính Pháp xông ra, cầm súng tay ngang ngược bắn phá.
~~ Hai đạo quân ta bị vỡ. Trong thành, rối loạn.
~~ Lúc đầu, trống canh tư (khoảng 00 giờ 45 phút), nghe Hoàng Hữu Thường báo tin, Nguyễn Văn Tườngxin mở hai cửa Hiển Nhân (Nhơn), Đại Cung, chạy vào Tả vu. “Một lát” (nguyên văn), ông lại tâu xin mở cửa Hòa Bình, chạy ra vườn sau, đến chỗ Tôn Thất Thuyết điều quân khiển tướng. Có lẽ khá lâu sau, khi nhìn thấy tình hình cuộc đánh úp chắc phải bị thất bại, nên Nguyễn Văn Tường lại vào Tả vu, tâu xin vua Hàm Nghi và tam cung (thái hoàng thái hậu Từ Dũ, Khiêm Hoàng hậu Vũ thị [Trung phi], hoàng thái phi Nguyễn thị [Học phi]) xuất hành ra khỏi Đại nội và kinh thành. “Vội vã” (nguyên văn), Nguyễn Văn Tường chỉ kịp lấy mấy quả ấn: ngự tiền, văn lí mật sát, và ấn kiềm, cùng vàng bạc. Nguyễn Văn Tường sử dụng Hữu quân đô thống Hồ Văn Hiển phò xe vua và xe tam cung. Giờ thìn (7 – 9 giờ sáng), ngự giá (xe vua, xe tam cung) mới ra khỏi cửa Hữu (cửa Tây Nam). Tức là lúc Pháp bắt đầu phản công (khoảng 5 giờ sáng, vào mùa hè, trời đã sáng rõ) đến lúc vua Hàm Nghi và tam cung ra khỏi của Hữu của kinh thành, đã qua 3 tiếng đồng hồ. “[Nguyễn] Văn Tường tâu xin vua và xa giá tam cung đi ra khiêm lăng [Lăng Tự Đức] tạm thời lánh loạn lạc” (nguyên văn).
~~ “[Nguyễn] Văn Tường vâng ý chỉ của Từ Dũ thái hoàng thái hậu và [ông] lưu lại giảng “hòa”; tức thì đi tắt [không có nghi trượng đại thần] vào nhà thờ đạo Kim Long” (nguyên văn).
---- Xin lưu ý: Nguyễn Văn Tường “vâng ý chỉ” (nguyên văn). Như vậy, cả Nguyễn Văn Tường lẫn Tôn Thất Thuyết đều “vâng mệnh” [sđd., tr. 219], “vâng ý chỉ” [sđd., tr. 221], nghĩa là đã có một sự bàn bạc, phân công, chỉ đạo thống nhất. ----
~~ Tôn Thất Thuyết ra sau, gặp xe vua, xe tam cung, bèn đưa ngự giá đến trường thi ở La Chử. Sau đó, kèm xe đi ra phía bắc. Phạm Thận Duật, Trương Văn Đễ (thự tham tri), Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Thuyết đều đi theo xa giá (chỉ còn khoảng 100 viên lính đi theo; phần lớn, tản về quê).
~~ Trên đường đi, vào giờ ngọ (11 – 13 giờ trưa), ngự giá và đoàn hộ tống đến Văn Xá. Ở tại đây, Tôn Thất Thuyết “kèm vâng mệnh vua” (nguyên văn), ra thông báo về tình hình đêm qua, hô hào thiên hạ cần vương (giúp vua); thông báo được truyền gửi khắp Nam, Bắc.
~~ 24-5 âl. (ngày bính thìn), Ất dậu, tức là ngày 06-7-1885, vua Hàm Nghi và tam cung đến Quảng Trị, nghỉ ở hành cung tại tỉnh.
~~ Thự Hậu quân chưởng phủ Nguyễn Hanh, thự thống chế Ngô Tất Ninh, thự tả quân Đinh Tử Lượng, tham tri Bộ Công Tôn Thất Phan, biện lí Trần Khánh Tiến, thủy sư hiệp lí Cao Hữu Sung, phủ doãn Nguyễn Đình Dương, toản tu Phạm Phú Lâm nối tiếp nhau đến hành tại (nơi vua và tam cung đang ở).
~~ Bấy giờ, vua đã đi, Pháp lên kì đài treo cờ “tam tài”. Súng vẫn nổ ầm vang. Dân và quan quân xéo lên nhau tìm cửa để chạy. Người chết, bị thương rất nhiều.
~~ Cùng lúc, Pháp đốt cháy Bộ Lại, Bộ Binh (nơi ở và làm việc của Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết). Ở các dinh trại, khói lửa thuốc súng bốc lên xông trời, hai ngày đêm vẫn chưa tắt. Pháp bố trí lính canh giữ kho tàng, cửa thành…
~~ Ngày phát gạo, Pháp thuê dân bốc vác. Bọn hôi của gặp thời cơ, lấy đồ đạc ở các dinh thự, nhà vắng người.
~~ Pháp cho sửa sang các trại để chiếm đóng, cho nhặt xác người để chôn hoặc hỏa thiêu.
~~ Đô thành: nhân dân nơm nớp, sợ, chạy.
4. Hôm ấy, sau khi nhận ý chỉ Từ Dũ, Nguyễn Văn Tường vào nhà thờ Thiên Chúa giáo ở làng Kim Long (cách kinh thành Huế khoảng một vài dặm ta [cỡ 1 km]). Ông gặp giám mục Lộc (Caspard, Caspar) (*). Rồi cùng giám mục này bàn luận về nỗi khổ của quân và dân, của vua và tam cung với Cô Ra Xi (De Courcy); và Nguyễn Văn Tường lại đề nghị giảng “hòa”. Cô Ra Xi (De Courcy) nghe theo lời đề nghị ấy, dặn Nguyễn Văn Tường phải rước vua, tam cung về lại Huế.
---- (*) Lộc là tên tiếng Việt của Caspar (trong “Việt Nam sử lược”, Trần Trọng Kim viết là Caspard), cũng như tên tiếng Việt của Gauthier là Ngô Gia Hậu…. ----
5. Chiều hôm ấy, 23-5 âl., Ất dậu (05-7-1885), Nguyễn Văn Tường bàn với Pháp: Ông vào kinh thành, tạm đóng ở công đường Bộ Hộ.
(sđd., tr. 219 – 222).
Trên đây là diễn biến cuộc kinh đô quật khởi và bị thất thủ (từ khuya 22 đến chiều 23-5 âl., Ất dậu [05-7-1885]).
Xin xem phụ lục trích đoạn nguyên văn ĐNTL.CB. ở cuối tệp này.
++ Ngày 24-5 âl., Ất dậu (06-7-1885), Cô Ra Xi (De Courcy) và Nguyễn Văn Tường hội ý, yết thị cho mọi người dân biết: Pháp và Đại Nam đã “hòa hảo” (nguyên văn) như cũ. Sau đó, cho rằng ở công đường Bộ Hộ không tiện, Nguyễn Văn Tường bàn với Cô Ra Xi (De Courcy), ông sẽ ra đóng ở Nha Thương bạc (phía ngoài cửa Thượng Tứ) để làm việc. Cùng ngày, Nguyễn Văn Tường đem tờ tâu về hiện trạng giảng “hòa” giao cho đội lính giao liên phi ngựa trạm ra Quảng Trị dâng tâu, đồng thời thông báo cho cả nước biết (theo yêu cầu của Cô Ra Xi [De Courcy]).
(sđd., tr. 222).
++ Thời điểm đó, nhân dân kinh đô Huế còn nhốn nháo, sợ hãi. Bọn cướp bóc, hôi của được dịp quấy nhiễu ở phố, ở làng. Nguyễn Văn Tường ra lệnh nghiêm khẩn, cho lính đi tuần tra, ngăn cấm. Ở huyện Hương Trà, có vài tên cướp bị bắt. Chúng bị quan huyện cho lính chém ngay. Bọn cướp các nơi đều xẹp.
(sđd., tr. 222 – 223).
++ Nguyễn Văn Tường cho thị lang Bộ Binh Phạm Hữu Dụng đến hành tại ở Quảng Trị, ( “đem hiện tình bàn với Tôn Thất Thuyết” [nguyên văn]). Tôn Thất Thuyết cản Phạm Hữu Dụng, không cho gặp vua Hàm Nghi và tam cung. Ông cũng không tâu lại với bốn vị ấy. Tôn Thất Thuyết dặn Phạm Hữu Dụng về báo với Nguyễn Văn Tường:
1. Phải nên “đoàn kết” (nguyên văn) với Pháp.
2. Pháp không được lấn ép như trước. Nếu Pháp đồng ý, thì mới ra Quảng Trị rước vua Hàm Nghi và tam cung về.
Tôn Thất Thuyết lúc này đã nắm rõ những gì Nguyễn Văn Tường với Pháp đã tiến hành ở Huế qua Phạm Hữu Dụng. Phạm Hữu Dụng vốn sợ uy Tôn Thất Thuyết, cũng không dám trực tiếp tâu với vua Hàm Nghi và tam cung; liền về Huế ngay.
(sđd., tr. 223).
Xin xem trích đoạn nguyên văn ĐNTL.CB. ở cuối tệp này.
++ Ngày 27-5 âl., Ất dậu (09-7-1885), Tôn Thất Thuyết tâu: Đưa vua Hàm Nghi lên Sơn phòng Quảng Trị (Tân Sở, Cam Lộ). Tam cung lần lữa, rồi không đi. Khoảng giờ sửu (01 – 03 giờ khuya về sáng), Tôn Thất Thuyết bí mật cùng với Hồ Văn Hiển, Phạm Thận Duật, Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Lệ, đưa vua lên Sơn phòng. Tuần phủ Quảng Trị Trương Quang Đản tiếp tục đến hành tại. Các quan khác không biết gì cả; sáng ra mới rõ việc.
(sđd., tr. 223).
++ Đến Tân Sở (Cam Lộ), Tôn Thất Thuyết cho Phấn Nghĩa quân về gọi Trương Văn Đễ, Ngô Tất Ninh lên Sơn phòng.
(sđd., tr. 223).
++ Tôn Thất Phan lại về Huế với một số người.
(sđd., tr. 223).
++ Phủ thần Quảng Trị bàn: Nguyễn Hanh, Đinh Tử Lượng, Tôn Thất Lương Thành nên ở lại Quảng Trị.
(sđd., tr. 223).
++ Trước tình hình ấy (người lên Sơn phòng, người về Huế, kẻ ở lại Quảng Trị), lòng người dân, quân lính càng hoang mang, ngờ sợ, không biết theo về đâu.
(sđd., tr. 223).
++ Ở Huế, Nguyễn Văn Tường giảng “hòa”, ra hiệu lệnh ngăn cấm trộm cướp, nên khá yên tĩnh. Tuy nhiên, khắp Nam, Bắc, côn đồ tụ tập, cướp bóc nổi lên, và quân Cần vương khởi nghĩa (đã có kế hoạch từ trước); lương – giáo vốn thù nhau, nay tàn sát nhau, nơi nào cũng có.
(sđd., tr. 223).
++ Cô Ra Xi (De Courcy) yêu cầu Nguyễn Văn Tường chiêu tập quan lại, thôi tuyển mộ lính, ra lệnh cho Nam, Bắc cùng yên, trấn dẹp trộm cướp (hôi của)… Y hẹn cho Nguyễn Văn Tường trong thời hạn 2 tháng phải ổn định hoàn toàn tình hình khắp nước và trong triều đình.
(sđd., tr. 223).
++ Trước ngày mùng 01 tháng 6 âl. vài ngày (*), Tôn Thất Thuyết có gửi tờ tâu về hành cung Quảng Trị, xin tam cung (Từ Dũ, Vũ thị, Nguyễn thị) tiếp tục lên Sơn phòng.
(sđd., tr. 224).
---- (*) Tháng 5 âl., Ất dậu (1885) này, chỉ có 29 ngày; đó là tháng thiếu. “Vài ngày” tức là một hoặc hai ngày.

Trong sự kiện Kinh đô quật khởi (hoặc gọi đúng từ ngữ trong ĐNTL.CB. là “Cuộc nghĩa cử đêm 22 tháng 5” [tập 36, sđd., tr. 244: cuối trang], hay thường quen gọi một cách bi thảm là “kinh đô thất thủ”), có một số điểm cần lưu ý như sau:
1. Tôn Thất Thuyết cáo bệnh không qua Sứ quán với Nguyễn Văn Tường để hội thương với Cô Ra Xi (De Courcy). Không thể tránh việc, Nguyễn Văn Tường đi với Phạm Thận Duật (không có nghi trượng đại thần [đi tắt]). (sđd., tr. 219 – 220).
2. Tôn Thất Thuyết biết trước có việc không hay sẽ xảy ra, do Cô Ra Xi (De Courcy) gây nên. Do đó, Tôn Thất Thuyết ra lệnh cho Phấn Nghĩa quân bảo vệ mình, lại nghiêm khẩn đốc thúc quân lính chuẩn bị khí giới. Nguyễn Văn Tường với đình thần cho rằng như thế là cũng tạo nên thanh thế để đấu tranh với Pháp, buộc Pháp phải chùn tay và để tăng cường việc phòng bị kinh đô. Nguyễn Văn Tường biết rõ âm mưu khích tướng nhằm gây biến của Cô Ra Xi (De Courcy) . (sđd., tr. 220).
3. Đầu trống canh tư (khoảng 01 giờ nửa khuya về sáng) ngày 23-5 âl., Ất dậu, Nguyễn Văn Tường tâu xin vua cho mở cửa Hiển Nhân (bên trái Hoàng thành, tức là Đại nội), qua quan binh canh gác. Qua cửa Hiển Nhân, ông lại tâu xin, cũng qua thủ tục tâu báo của quan binh canh gác, mở cửa Đại cung (của tiền Tử cấm thành – nơi vua và tam cung ở –; Tả vu điện Cần Chánh cũng tọa lạc trong Tử cấm thành), để vào trong đó. “Một lát” (nguyên văn), sau khi đã vào Tả vu, Nguyễn Văn Tường thấy cần phải tâu xin mở của Hòa Bình, tức là cửa hậu Tử cấm thành, để ra vườn sau, nơi Tôn Thất Thuyết đang điều khiển trận đánh úp Sứ quán và Trấn Bình đài. Vườn sau này ở trong Đại nội (Hoàng thành) nhưng ở phía sau Tử cấm thành (*). (sđd., tr. 220 – 221).
---- (*) Thành trì kinh đô Huế có 3 lớp thành. Ngoài cùng, rộng nhất là kinh thành; lớp thành giữa được gọi là hoàng thành; lớp trong cùng, hẹp nhất là Tử cấm thành.
Khu vực Lục bộ ở phía bên trái hoàng thành. Các quan đại thần, theo quy chế, phải thường trú tại nơi làm việc, gọi là “ở thự”. ----
4. Khi đã ra vườn sau, Nguyễn Văn Tường đã gặp Tôn Thất Thuyết. Thời gian từ lúc vào Tả vu (chỉ “một lát”, đã ra ngay chỗ Tôn Thất Thuyết điều khiển quân binh) đến lúc tâu xin vua Hàm Nghi và tam cung xuất hành trong sự “vội vã” vì nhìn thấy cuộc quật khởi đã thất bại rồi, là khá lâu: Từ 01 giờ sáng đến khoảng 6 giờ sáng (5 tiếng đồng hồ). Bởi lẽ, lúc sáng rõ (tức là thời khắc vào khoảng 05 giờ sáng, trời mùa hè), Pháp mới phản công; đến giờ thìn (từ 7 đến 9 giờ sáng), khi quân ta hầu như đã hoàn toàn bại trận, nhà vua và tam cung mới ra khỏi cửa Tây Nam (cửa Hữu). (sđd., tr. 220 – 221).
5. Cả Tôn Thất Thuyết lẫn Nguyễn Văn Tường đều “vâng mệnh tam cung”, “vâng ý chỉ Từ Dũ thái hoàng thái hậu”. Người thì kèm vua, đưa vua ra phía bắc. Người thì ở lại Huế để lo việc giảng “hòa”. Theo lệ thường, các việc trọng đại đều phải xin ý chỉ tam cung (trong đó, đặc biệt, người quyết định là Từ Dũ), mặc dù kế hoạch do Cơ mật viện (quan trọng và quyết định nhất là hai vị phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết) vạch ra và Cơ mật viện đã tâu xin nhà vua chuẩn y. Sở dĩ phải xin ý chỉ tam cung là vì vua Hàm Nghi còn nhỏ tuổi (15 tuổi âl.; sinh năm Tân mùi [1871]). (sđd., tr. 219 và tr. 221, tr. 230…).
6 Việc Nguyễn Văn Tường ở lại giảng “hòa” tại Huế với Cô Ra Xi (De Courcy), có một tác dụng thấy rõ là cản hậu, hoãn binh. Quân Pháp không thể truy kích trong tình huống như vậy. Xét về mặt tâm lí chính trị, giặc Pháp rất sợ thất nhân tâm, lòng dân thêm căm phẫn. Giám mục Lộc (Csapard) lại sợ giáo dân Thiên Chúa giáo và các giáo đường Thiên Chúa giáo sẽ bị dân lương (đại đa số tuyệt đối) tiêu diệt sạch, nếu Pháp không chấp nhận giảng “hòa” và truy kích, nếu Pháp giết Nguyễn Văn Tường ngay lúc đó. Mạo hiểm với tinh thần dũng cảm, có tác dụng tích cực, ấy là việc Nguyễn Văn Tường ở lại Huế.
Đó là những điểm cần lưu ý. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn, cần đọc kĩ phần sau (tháng âl., tháng 7 âl., Ất dậu [1885], tập 36, sđd.) và cũng ở ĐNTL.CB., tập 37, sđd.. Nguyên tắc viết sử theo lối biên niên (cũng như tiểu thuyết chương hồi cổ điển) là việc đến đâu, ghi đến đó, “xin xem hồi sau sẽ rõ”. Vả lại, đây là bộ sử biên soạn và in trong thời nước ta hoàn toàn bị thực dân Pháp và bộ phận tả đạo trong Thiên Chúa giáo thống trị (thời Thành Thái và Duy Tân); do đó, Quốc sử quán phải vừa viết, vừa “lách”, “lách” ý giữa các chữ và các dòng chữ. Điều cần nói ngay, đó là tinh thần quật khởi và sự thất bại bi tráng không được phản ánh đúng như sự thật lịch sử.


+++ Tháng sáu âl..
++ Mùng một âl. (12-7-1885), vua Hàm Nghi ở Tân Sơn (Sơn phòng Quảng Trị). Phấn Nghĩa quân bị Pháp treo giải thưởng cho ai bắt được. Tất cả quan lính trong đoàn quân ấy đều rủ nhau đến Tân Sở.
(sđd., tr. 224).
++ Trương Quang Đản và Tôn Thất Lương Thành bàn luận, xin tam cung nên về lại Huế. Cả hai liền thông tư cho Nguyễn Văn Tường để ông tiến hành thương thuyết. Nguyễn Văn Tường nhận được tin. Ngay tức thời, ông gửi văn thư đến Tham Bô (De Champeaux), để Tham Bô (De Champeaux) báo cáo lại cho Cô Ra Xi (De Courcy): đề nghị Cô Ra Xi (De Courcy) cứ “thỏa nghĩ” [nghĩ kĩ] (nguyên văn), và hãy trả lời, để Nguyễn Văn Tường lại tâu gửi tam cung.
(sđd., tr. 224).
++ Mùng 2 tháng 6 âl., Ất dậu (13-7-1885), Nguyễn Văn Tường đệ gửi tập tâu ra Quảng Trị, mời tam cung về Khiêm cung (lăng Tự Đức) cho yên lòng dân, lại ủy nhiệm cho biện lí Trương Như Cương và Tôn Thất Niêm (Nam?) đón rước.
(sđd., tr. 224).
Xin lưu ý: Tập tâu Nguyễn Văn Tường đệ ra Quảng Trị, có viết niên hiệu Hàm Nghi, nhưng lại phải đóng mượn ấn quan phòng của Sứ quán Pháp, tức là Pháp đã “duyệt” tập tâu này. Do đó, trong nội dung tập tâu, có một vài ý Nguyễn Văn Tường đã linh hoạt viết (như Tôn Thất Thuyết lừa dối Nguyễn Văn Tường, không cho ông biết về cuộc quật khởi), để trước hết, đối phó với Pháp.
Tập tâu đã bị lược nhưng vẫn đủ ý (*):
~~ Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết làm phụ chính đại thần, nay lại hỏng việc! Xin nhận tội nặng.
~~ Nguyễn Văn Tường cho rằng Nguyễn Văn Tường đã bị Tôn Thất Thuyết lừa dối (ông không biết việc Tôn Thất Thuyết đánh úp Sứ quán, Trấn Bình đài; hoặc đúng hơn, không phải với mục đích đối phó với Pháp, mà chỉ viết một cách kín đáo: ông không ngờ Tôn Thất Thuyết không chịu cho đưa Hàm Nghi về như kế hoạch đã bàn) .
~~ Tam cung (Từ Dũ, Vũ thị, Nguyễn thị) già cả, vua Hàm Nghi nhỏ tuổi, không đủ sức chịu đựng gian khổ ở chốn rừng sâu nước độc (nơi mà Nguyễn Văn Tường đã trải qua gần 12 năm làm tri huyện, bang biện; chưa kể 5 năm tiễu phỉ ở núi rừng biên giới phía Bắc) .
~~ Hơn nữa, không thể giao kinh thành, lương miếu cho giặc Pháp và bọn côn đồ (chúng có thể tôn lập lên bất kì tên vua bù nhìn nào, mà nguy cơ nhất là Pháp sẽ tôn lập một cô ả hậu duệ nhà Lê hiện chúng còn nuôi dưỡng ở thành Hà Nội) .
~~ Do đó, Nguyễn Văn Tường phải “tuân theo sắc văn” (nguyên văn) của vua Hàm Nghi, tam cung mà ở lại Huế để lo việc giảng “hòa”, cứu vãn tình thế và kinh thành; bởi lẽ khác, Nguyễn Văn Tường tự “nguyện cùng với xã tắc non sông mà mất còn, không dám lìa bỏ” (nguyên văn) (Tôn Thất Thuyết sẽ sang Trung Hoa) .
~~ Nay nhận được tờ thông tư của Trương Quang Đản, Nguyễn Văn Tường đã tiến hành thương thuyết và xin rước tam cung về Huế.
~~ Chưa thể về ngay kinh thành, tam cung chỉ nên về trú tạm tại lăng Tự Đức (vì trong thành còn có kẻ ngầm muốn nổ súng).
~~ Trình bày các khoản thực phẩm thực dân Pháp yêu cầu chi cấp cho quân lính Pháp tại kinh thành Huế.
(sđd., tr. 224 – 225).
Dẫu sao, đó cũng chỉ là tập tâu linh hoạt, như một thủ thuật chính trị trong tình huống lịch sử – cụ thể, để đối phó với Pháp (nếu hiểu là Nguyễn Văn Tường giả vờ không biết việc Tôn Thất Thuyết tiến hành “cuộc nghĩa cử” [nguyên văn ở một văn bản khác trong ĐNTL.CB.]).
++ Cùng ngày, 02-6 âl., Ất dậu (13-7-1885), Tôn Thất Thuyết “kèm vua, ra lệnh dụ thiên hạ cần vương” (nguyên văn) (*).
(sđd., tr. 225).
---- (*) Chắc hẳn các ý tưởng trong bản “Lệnh dụ thiên hạ cần vương” này là của Cơ mật viện trước khi bùng nổ cuộc kinh đô quật khởi. ----
Văn kiện lịch sử “Lệnh dụ thiên hạ cần vương” này chỉ được Quốc sử quán đề cập đến với nhan đề như trên, cùng với ngày, tháng, năm ban dụ, ngoài ra không có toàn văn văn kiện ấy.
Đây chính là Dụ Cần vương duy nhất và chính thức. Đó là dụ, không phải hịch, không phải chiếu. Dụ có tính chất mệnh lệnh, buộc thần dân, quan chức phải tuân theo. Nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc đã xác định tên gọi thể văn của văn kiện này đúng như nguyên văn trong ĐNTL.CB. (lệnh dụ).
Trong Dụ Cần vương đó, vua Hàm Nghi (vị vua trẻ được nhân danh) đã phân tích tình thế lịch sử với ba sách lược cổ điển: chiến, hòa, thủ. Cả ba đối sách đều không thể thực hiện. Cho nên, phải “quyền” (nguyên văn), tức là quyền nghi, tùy cơ ứng biến, linh hoạt. Nội dung chữ “quyền” (quyền nghi) được làm rõ trong bản dụ vua Hàm Nghi (và Tôn Thất Thuyết) gửi Nguyễn Văn Tường cùng một ngày ban Dụ Cần vương này (02-6, Ất dậu [13-7-1885]) và cả trong bản dụ gửi hoàng tộc sau đó (07-6 âl., Ất dậu [18-7-1885).

++ Cũng trong ngày 02-6 âl., Ất dậu (13-7-1885), vua Hàm Nghi gửi cho Nguyễn Văn Tường một bản dụ (*) như đã nói trên.
---- (*) Lại nói thêm cho rõ về thể dụ: thường thấy là đình thần, Cơ mật viện tâu xin (đề xuất) một vấn đề gì đó, nếu vua nhất trí thì ra dụ. ----
Nội dung bản dụ này như sau:
~~ Cô Ra Xi (De Courcy) lấn ép, nên bất đắc dĩ phải làm “cái kế bỏ thành” (nguyên văn).
~~ Nguyễn Văn Tường có nhiệm vụ ở lại mà thương thuyết. “Kẻ ở người đi đều lấy lòng yêu nước, lo [cho] dân làm căn bản” (nguyên văn).
~~ Cùng với Pháp bàn luận cho thỏa đáng. Nếu được vậy, Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết sẽ về triều. Nếu không, Tôn Thất Thuyết cũng không tranh thắng bại với Pháp, và sẽ chọn “đất lánh ở” (tị địa) (nguyên văn), ủy nhiệm tất cả cho Nguyễn Văn Tường (không lập vua khác).
~~ Nếu Pháp càng truy bức và bức hiếp triều đình (Hàm Nghi ở rừng, tam cung ở Huế) và bức hiếp nhân dân, Hàm Nghi sẽ ra lệnh cho quan chức Bắc Kỳ bỏ ấn lại cho sĩ phu “trung nghĩa”, “có tài thao lược” (nguyên văn), để lên rừng kháng chiến, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân (theo mật ước với sĩ phu từ trước)…
~~ Nếu Nguyễn Văn Tường muốn tâu đối (đối đáp), hãy gửi theo đường trạm (*) của triều đình.
(sđd., tr. 225 – 226) (**).
---- (*) Đường trạm bấy giờ còn duy trì được (tất nhiên là đường trạm bí mật).
(**) Xin lưu ý: Hai văn kiện cực kì quan trọng là “Dụ Nguyễn Văn Tường” này và “Dụ hoàng tộc” (xem phần tiếp theo) đều được “Quốc triều chính biên toát yếu” (bản dịch tiếng Việt của chính Quốc sử quán triều Nguyễn) ghi nhận (QTTY., Nxb. Thuận Hóa, 1998, tr. 558).
Xem phụ lục trích đoạn nguyên văn ĐNTL.CB. ở cuối tệp. ----

++ Ngày 03-6 âl., Ất dậu (14-7-1885), tam cung khởi hành về Huế.
(sđd., tr. 225).
++ Vào ngày 05-6 âl., Ất dậu (16-7-1885), án sát Quảng Trị Tôn Thất Nam (Niêm?) lên Sơn phòng bàn việc với Tôn Thất Thuyết.
(sđd., tr. 229).
Xin lưu ý: Đây là một chi tiết nói lên quan hệ giữa “kẻ ở, người đi” .
++ Ngày 05-6 âl., Ất dậu (16-7-1885), tam cung về đến Huế.
(sđd., tr. 225).
++ Ngày 07-6 âl. (18-7-1885), Tôn Thất Thuyết lại cùng vua Hàm Nghi ra đạo dụ cho hoàng tộc (dụ Thọ Xuân vương Miên Định, phụ chính thân thần Hoài Đức công Miên Lâm và hoàng phiên, công chúa [*]):
~~ Nước ta bị Pháp ức hiếp. Trong tình thế hiện thời, dẫu uất ức, vẫn phải cưỡng lòng nén dạ. Nhưng Pháp ngày càng lộng hành, ngang ngược, khiến nước ta không còn chút quốc thể.
~~ Nay đã có Nguyễn Văn Tường ở lại Huế để giảng thuyết. Nguyễn Văn Tường quả là một “huân thần”, “những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được” (nguyên văn). Nỗi khổ tâm của huân thần Nguyễn Văn Tường rất lớn (ý nguyên văn).
~~ Mọi việc hãy cùng Nguyễn Văn Tường bàn bạc. Hàm Nghi đã gửi dụ riêng cho Nguyễn Văn Tường. Có việc gì thì hãy gửi tâu, chờ nhà vua quyết định. Hẹn gặp lại. Mong sẽ được như thường. Cũng đã dụ cho Nguyễn Văn Tường bàn với Pháp cho thỏa đáng.
(sđd., tr. 226 – 228).
Dụ này cũng được gửi theo đường trạm (tất nhiên là đường trạm bí mật của triều đình).
Xem phụ lục trích đoạn nguyên văn ĐNTL.CB. ở cuối tệp.

++ Cũng cùng ngày 07-6 âl., Ất dậu (18-7-1885), Tôn Thất Thuyết lại kèm vua Hàm Nghi ra đến Sơn phòng Thủy Ba, Quảng Bình.
(sđd., tr. 229).
++ Cũng vẫn ngày ấy, 07-6 âl., Ất dậu (18-7-1885), tam cung ra chỉ dụ và chuẩn cho người ra đến Tân Sở rước vua. Đây là đạo dụ thứ nhất của tam cung, sau ngày kinh đô quật khởi và bị thất thủ. Dụ này là do đề xuất của đình thần, Tôn nhân phủ (đa số lúc này là chủ “hòa”), là lệnh dụ nội bộ, không phải thông tri cho toàn dân:
~~ Không thể bỏ trống ngôi lớn. Tân Sở là đất vua Hàm Nghi không tiện ở lâu (lam chướng).
~~ “Hòa” nghị đã định, nhưng vua chưa về, lòng dân không biết hướng về đâu.
~~ Trách Tôn Thất Thuyết ép rước xe vua, giữ ý kiến riêng. Triều thần ai cũng biết rõ…
~~ Đình thần đã bàn với giặc Pháp và Pháp đã thuận theo: Tất cả đều như trước.
Đạo dụ của tam cung cũng gửi cho Phạm Thận Duật, Trương Văn Đễ, Hồ Văn Hiển, Ngô Tất Ninh, Trần Xuân Soạn và lãnh binh Hà Tĩnh Phan Văn Mỹ (tỉnh Hà Tĩnh phái đi đón vua, Phan Văn Mỹ vào Tân Sở và ở luôn tại đó).
Tôn Thất Thuyết kèm vua không rời. Sắc dụ tam cung khi đem đến, bị ngăn trở bởi Tôn Thất Thuyết.
(sđd., tr. 228 – 229).
++ Trương Văn Đễ nhân khi bị phát bệnh kết hạch (*), đã “lẻn” (nguyên văn) (đi bí mật) về tỉnh Quảng Trị. Sau đó, Trương Văn Đễ nhận lệnh dụ cùng Đinh Tử Lượng lên rước xe vua; Ngô Tất Ninh nhân dịp ấy, từ Tân Sở, cùng về kinh đô Huế.
(sđd., tr. 229).
(xem tiếp: sđd., tr. 234).
---- (*) Đối chiếu với “Đại Nam liệt truyện”, tập 3, sđd., tr. 246. ----
++ Ý chỉ tam cung: Miên Định làm nhiếp chính; mọi việc đều phải tâu lên tam cung (Từ Dũ, Vũ thị, Nguyễn thị), xin ý chỉ mới được tiến hành. Nếu vua Hàm Nghi về, Miên Định lại làm phụ chính thân thần.
(sđd., tr. 229).
++ Ngày 09-6 âl., Ất dậu (20-7-1885), Hàm Nghi ra Bảo Đài, Quảng Trị. Đêm đến, vua ngủ tại Thủy Ba, Quảng Bình. Lần đi này, Tôn Thất Thuyết cho gánh hết vàng bạc trữ ở Tân Sở để đem theo. Lúc đi, vua khóc. Quan binh cùng đi cũng khóc theo.
(sđd., tr. 229).
++ Từ Dũ lại ra dụ cho các địa phương để lo rước vua về và “trị tội Tôn Thất Thuyết chuyên quyền làm bậy” (!!!) (nguyên văn):
~~ Tôn Thất Thuyết khởi binh, làm cuộc kinh đô quật khởi, là tự ý riêng, không tâu vua, tam cung, không bàn với đình thần.
~~ Nguyễn Văn Tường đưa vua và tam cung đi lánh nạn. Từ Dũ dặn thầm với Nguyễn Văn TườngNguyễn Văn Tường phải ở lại, bàn với Pháp để Pháp nghe lời, sớm tan quân (không bắn phá, không tiếp tục tấn công và không truy kích).
~~ Không ngờ Tôn Thất Thuyết lại thất bại, còn dám rước vua đi mất (thật ra đều theo lệnh tam cung [đã bàn bạc, phân công trước] . Xem lại câu tiểu đề [sđd., tr. 219]: “vâng mệnh” ).
~~ Nguyễn Văn Tường bất đắc dĩ phải tuân sắc văn về lại kinh thành; nay đã giảng hòa xong. Tam cung cũng đã trở về Huế. Miên Định làm nhiếp chính, Nguyễn Văn Tường vẫn sung Cơ mật viện đại thần, lục bộ đều như cũ.
~~ Lên án Tôn Thất Thuyết ép vua, ra lệnh cho thiên hạ cần vương. Tôn Thất Thuyết là gian thần (!!!).
Kèm với đạo dụ được niêm yết khắp nơi này là lệnh dụ bắt Tôn Thất Thuyết, Phạm Thận Duật và gia đình hai người, tịch thu hết của cải của họ (Thật ra, gia quyến Tôn Thất Thuyết đã lên rừng, tam cung đã biết rõ, nhưng vẫn viết dụ như thế, để đối phó với giặc Pháp).
(sđd., tr. 229 – 231).
++ Ngày 10-6 âl., Ất dậu (21-7-1885), lễ Tiểu tường.
(sđd., tr. 231 – 232).
++ Ngày 11-6 âl. (22-7-1885), vua Hàm Nghi về lại phủ cũ ở Cam Lộ (Quảng Trị). Nguyên do: ngày 09-6 âl., Ất dậu (20-7-1885) trước đó, khi đến Bảo Đài, nghe tin Pháp đến cửa Nhật Lệ, Tôn Thất Thuyết liền chuyển vua về Sơn phòng, theo thượng đạo vào lại Cam Lộ
(sđd., tr. 232).
++ Ngày 15-6 âl., Ất dậu (26-7-1885), theo thượng đạo, vua Hàm nghi đến đồn Trấn Lao (đường thượng đạo trước núi Mai Lĩnh).
(sđd., tr. 232).
++ Ngày 16-6 âl., Ất dậu (27-7-1885), lễ Đại tường. Nguyễn Văn Tường ra lệnh cho Phủ Thừa Thiên lo liệu phẩm vật.
(sđd., tr. 232).
++ Những người có chức trách tế tự lo sửa sang màn khám (trang thờ) các điện thờ. Nguyễn Văn Tường cùng Miên Định, Phủ Tôn nhân thương thuyết với quan Pháp đóng ở các nơi ấy, để cho người đến xem xét, cấm chỉ lính Pháp ra vào nơi thờ cúng.
(sđd., tr. 232).
++ Từ Dũ ra dụ hỏi Nguyễn Văn Tường: Hiện trạng Thừa Thiên như thế nào? Các địa phương Nam – Bắc ra sao? Ai gặp nạn, ai đã được chôn cất? “Hòa” nghị xong chưa? Lại dụ phải trị tội những ai yếu kém; nên dùng những người kì cựu để cùng làm việc (như Trần Đình Túc…).
(sđd., tr. 232 – 233).
++ Nguyễn Văn Tường tâu trả lời lên Từ Dũ:
~~ Nguyễn Văn Tường lược thuật lại những sự việc từ ngày 23-5 âl., từ khi Nguyễn Văn Tường ở lại Huế.
~~ Tin tức Nam – Bắc không có việc gì khác, duy chỉ một vụ Lê Trung Đình “nổi loạn” (nguyên văn), rồi cũng yên tĩnh.
---- (*) Xin lưu ý: Nguyễn Văn Tường, theo nguyên văn bản dịch của Viện Sử học, ông đã dùng từ “duy” [“duy có Lê Trung Đình…”]. “Duy” có nghĩa là chỉ một mà thôi. Nguyễn Văn Tường xem vụ Lê Trung Đình trong nhiều cuộc khởi nghĩa Cần vương chân chính khác cùng lúc, là cuộc “nổi loạn” duy nhất, bởi Lê Trung Đình tôn phù Tuy Lý vương Miên Trinh, một nhà thơ chủ “hòa” thời Hiệp Hòa, từng câu kết với Pháp, đang bị đày vào Quảng Ngãi) (xem thêm: tập 36, sđd., tr. 238).
~~ Kẻ bị thương đã về quê chữa chạy; kẻ chết đã được chôn cất hoặc bị hỏa thiêu.
~~ Chưa thể thưởng phạt vì hiệu lệnh chưa thống nhất (nhiều người theo lệnh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết; nhiều người theo lệnh Từ Dũ).
~~ Trần Đình Túc già yếu. Vũ Trọng Bình, Hoàng Tá Viêm thì bọn Pháp ngờ ghét.
(sđd., tr. 233 – 234).
++ Ngày 17-6 âl., Ất dậu (28-7-1885), Nguyễn Hữu Độ theo lệnh Pháp về kinh đô Huế. Ngày 19-6 âl., Ất dậu (30-7-1885), Nguyễn Hữu Độ lại ra Bắc. Từ Hà Nội, Sinh Bích (Silvestre) gửi thư cho Phan Đình Bình, bảo Phan Đình Bình thay Nguyễn Hữu Độ ở Hà Nội. Nguyễn Văn Tường tâu lên Từ Dũ: Nguyễn Văn Tường đã bàn với Pháp; Tham Bô (De Champeaux) nói rằng Nguyễn Hữu Độ chỉ về kinh đô vài ngày, rồi sẽ sung làm kinh lược sứ Bắc Kỳ; Phan Đình Bình sẽ vào kinh nhận chức.
(sđd., tr. 234).
(xem thêm: sđd., tr. 236 – 237).
Lúc này, Nguyễn Hữu Độ đã lộ rõ không cần che giấu bản chất cơ hội, “xem gió chuyển buồm”, làm tay sai cho giặc Pháp xâm lược. Y được Pháp cất nhắc lên chức vụ trọng yếu.
++ Ngày 20-6 âl., Ất dậu (31-7-1885), Hàm Nghi đến sách Bờ Cạn. Đinh Tử Lượng đi rước vua, bấy giờ đã theo kịp; Trương Văn Đễ đi đường khác, nên không gặp được xa giá. Khi trông thấy xe vua, quân Đinh Tử Lượng không dám bắn súng; bất chợt bị quân Trần Xuân Soạn chắn ngang, họ bèn tản đi. Lúc này, quân Tôn Thất Thuyết có cả quân Hà Tĩnh (do Phan Văn Mỹ chỉ huy) và quân Ninh Bình (500 viên, Phạm Thận Duật mộ sẵn trước đó, trong thời gian chuẩn bị kế hoạch Cần vương [1883 – 1885]).
(sđd., tr. 234).
Xin lưu ý: không có giao chiến. Quân Đinh Tử Lượng cũng như quân Trương Văn Đễ chỉ đi tìm vua Hàm Nghi một cách “chiếu lệ” mà thôi.
++ Trương Quang Đản gửi thông tư xin Bộ Binh (?) ra lệnh cho phái viên đi hiểu thị. Theo ý chỉ Từ Dũ: Nguyễn Thành Ý (nghỉ hưu, phục chức) đi Thanh Hóa, Tôn Thất Phan đi Hà Tĩnh, Vũ Khoa đi Nghệ An. Đó là 3 khâm sai của triều đình, phối hợp với các phái viên.
(sđd., tr. 234 – 235).
Đó là các phái viên Pháp?!? Bộ Binh lúc này đã thuộc quyền của Tham Bô (De Champeaux) (thượng thư Bộ Binh của triều đình Đại Nam!!!).
++ Khoảng thời gian sau ngày 20-6 âl., trước ngày 25-6 âl., Ất dậu (31-7 đến 05-8-1885), Tôn Thất Đính (cha của Tôn Thất Thuyết), 74 tuổi, bị bắt. “Triều” nghị: Tử hình, giảm xuống tội lưu, an trí tại Côn Đảo, đổi theo họ mẹ, thành Lê Đính.
(sđd., tr. 235).
Mọi việc đều do giặc Pháp quyết định, ngay cả việc lưu đày (“an trí”!) Tôn Thất Đính ở Côn Đảo. Côn Đảo đã thành thuộc địa của thực dân Pháp; chỉ có Pháp mới đày được đến đó. Triều đình chỉ đày đến nơi xa nhất là Bình Thuận và Nam Quan (Xem: Tôn Thất Nguyễn Mạnh Hào, Kỉ yếu Hội nghị khoa học với đề tài “Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường”, ĐHSP. TP.HCM., 20-9-1996, tr. 91).
++ Lệnh dụ (*): Tịch thu gia sản Hồ Văn Hiển, Trần Xuân Soạn, Phan Văn Mỹ (Nguyễn Văn Tường đã cùng Trương Quang Đản 4 lần viết thư cho Hồ Văn Hiển để Hồ Văn Hiển làm “nội ứng”, chỉ với mục đích duy nhất là rước vua Hàm Nghi về Huế; Hồ Văn Hiển không nghe lời). Ngoài ra, Từ Dũ (và Miên Định) còn ban lệnh dụ (*) bắt tất cả gia thuộc 3 viên ấy giao giam đợi xét.
(sđd., tr. 235).
---- (*) Đây phải là lệnh dụ của Từ Dũ (và giám quốc nhiếp chính Miên Định), bởi Hồ Văn Hiển, Phan Văn Mỹ, Trần Xuân Soạn đều là quan to. Vả lại, không ai có quyền ra dụ, ngoài vua. Trong trường hợp này, người có quyền ấy là thái hoàng thái hậu Từ Dũ. ----
++ Lại lệnh dụ của Từ Dũ (và Miên Định): Truy bắt Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn; và treo giải thưởng cho ai bắt được hoặc chém được. Còn ai như Hồ Văn Hiển, chỉ đi theo xa giá, mà biết làm nội ứng, rước xe vua về, sẽ được miễn án và còn được thưởng.
(sđd., tr. 235 – 236).
++ Đình thần chuyển dời thư tịch sau khi kiểm tra lại, và ra phủ cũ của Gia Hưng vương (vốn đang bỏ trống) để làm việc (25-6 âl., Ất dậu [05-8-1885]). Nguyễn Văn Tường và Cơ mật viện vẫn làm việc (*) ở Thương bạc (ngoài cửa Thượng Tứ).
(sđd., tr. 236).
---- (*) Thật ra, lúc này, Nguyễn Văn Tường đang bị quản thúc tại công đường bởi một toán quân viễn chinh Pháp, do một tên đại úy Pháp [Schmitz] cai quản. ----
++ Cũng ngày ấy, 25-6 âl., Ất dậu (05-8-1885), Cô Ra Xi (De Courcy) và Tham Bô (De Champeaux) bàn với Nguyễn Văn Tường, Miên Định về việc thăng chức hàm cho Nguyễn Hữu Độ (*).
Thực dân Pháp muốn triều đình thăng cho Nguyễn hữu Độ điện hàm (Vũ Hiển điện đại học sĩ), Viện chức (Cơ mật viện đại thần) và vẫn làm việc ở Bắc Kỳ ( chức vụ kinh lược sứ). Pháp muốn thành lập Nha Kinh lược Bắc Kỳ, với quyền hạn lớn và rộng, toàn quyền bổ nhiệm tổng đốc, tuần vũ, bố chánh, án sát, đến cả tri huyện, tri phủ, mặc dù vẫn phải xin triều đình Huế chuẩn y. Nguyễn Văn Tường và cả Miên Định bảo rằng việc thăng hàm bổ chức ấy chỉ là “tạm thời” (nguyên văn). Nguyễn Văn Tường lại đòi hỏi Pháp và Nguyễn Hữu Độ phải “trải bày lí do” (nguyên văn). Lúc phải phụng dụ của Từ Dũ, Nguyễn Văn Tường ngầm ý mỉa mai Nguyễn Hữu Độ, rằng y chỉ nịnh hót Pháp mà được ngôi vị cao (phó vương tại Bắc Kỳ), chứ không phải do bản ý và mệnh lệnh của triều đình (nói rõ ra là Độ chỉ là một kẻ bán nước cầu vinh!).
(sđd., tr. 236 – 237).
Xin nói rõ hơn:
Trước đấy ít hôm (từ 17-6 âl. đến 20-6 âl., Ất dậu [28-7 – 31-7-1885]), Nguyễn Hữu Độ vào Huế. Y muốn bàn việc với Nguyễn Văn Tường, nhưng y gièm pha Nguyễn Văn Tường trước (nếu Nguyễn Văn Tường không cùng bàn việc với Miên Định [một người lớn tuổi trong hoàng tộc – như tộc trưởng –, nhưng tiếc thay lại chủ “hòa”], thì đừng đến nơi thương thảo)! (xem đoạn trên, sđd. , tr, 236 – 237). Nguyễn Văn Tường đã biết Nguyễn Hữu Độ từ lâu bộ lộ ra là một tên “nghe theo lời bọn con buôn lão luyện mưu lợi [tức là bọn Pháp (Đồ Phổ Nghĩa, Jean Dupuis)]” (nhận xét của đình thần, 1879), Độ là một kẻ tự sùng bái, lại cơ hội, nịnh hót Pháp, rất đáng ghét. Nay giao cho y làm kinh lược sứ Bắc Kỳ, có nghĩa là giao đứt Bắc Kỳ cho giặc Pháp! Pháp sẽ bố trí hoàn toàn người của chúng (bọn tả đạo Thiên Chúa giáo, bọn tay sai, cơ hội, nói chung là bọn Việt gian) giữ các chức vụ ở Bắc Kỳ. Do đó, Nguyễn Văn Tường khi bàn chuyện với Nguyễn Hữu Độ, đã thiếu hòa khí (nguyên văn: “khiếm hòa”), rất gay gắt, căng thẳng. Ngay cả khi vâng theo dụ của Từ Dũ (Từ Dũ phải theo lệnh Pháp), Nguyễn Văn Tường cũng ngầm chỉ trích y chỉ là tên nịnh hót Pháp, thứ bán nước cầu vinh. Ý tưởng phê phán (lí: nội dung) và ngôn từ bổ nhiệm (bì: hình thức) khác nhau như mùa thu với mùa xuân (“bì lí xuân thu”). Do đó, Nguyễn Hữu Độ càng căm thù Nguyễn Văn Tường.
Xin nhớ lại: Có một thời cách thời điểm này khoảng 10 năm, tại Nha Thương bạc, Nguyễn Văn Tường đã đối xử với Nguyễn Hữu Độ không tệ (tháng 11 âl., Ất hợi [1875]; ĐNTL.CB., tập 33, sđd., tr. 258), trước khi cùng đình thần hiểu bản chất của y (tháng 8 âl., Kỉ mão [1879]; ĐNTL.CB., tập 34, sđd., tr. 264).
Xem phụ lục trích đoạn nguyên văn ĐNTL.CB. (sđd., tr. 236 – 237) ở cuối tệp.

++ Nghe truyền ngôn: Tri huyện Nguyễn Hữu Tạo ở Quảng Ngãi dự định khởi binh đi giết giáo dân, họp bàn kế hoạch vào ngày 25-6 âl., Ất dậu (06-81885).
(sđd., tr. 239).
++ Tỉnh thần Quảng Nam, Phú Yên, Hà Tĩnh, Hải dương… ủy phái người về kinh kính thăm sức khỏe tam cung và kính dâng phẩm vật.
(sđd., tr. 237).

Trong tháng sáu này, có một số điểm xin lưu ý:
1. Tập tâu Nguyễn Văn Tường gửi tam cung ở Quảng Trị có đóng ấn của Sứ quán Pháp. Như vậy, Pháp đã duyệt (đã đọc). Đó chỉ là tập tâu đối phó, không đúng hoàn toàn sự thật, không thể hiện hoàn tòan đúng tư tưởng, ý nghĩ Nguyễn Văn Tường, nhất là trong mối quan hệ đồng sự, đồng chí với Tôn Thất Thuyết ở “cuộc nghĩa cử đêm 22 tháng 5 năm nay” (nguyên văn bản dụ Từ Dũ do Nguyễn Nhược thị Bích viết).
2. Xin lưu ý đến phương thức vừa đánh vừa đàm. Không phải ngẫu nhiên mà Dụ Cần vương (quyết chiến) và Dụ Nguyễn Văn Tường (đàm phán với Pháp) được phát đi và gửi về cùng một ngày (cùng đề ngày 02-6 âl., Ất dậu [13-7-1885]) . Dụ gửi cho hoàng tộc (Thọ Xuân vương và hoàng phiên, công chúa) được chuyển về Huế sau đó 5 ngày, cũng làm rõ hơn các ý tưởng của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Cần thấy rõ là dụ gửi hoàng tộc được viết khi Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đã họp bàn với án sát Quảng Trị Tôn Thất Nam (Niêm?) vào ngày 05-6 âl., Ất dậu (16-7-1885). Chắc chắn Tôn Thất Nam đã được Nguyễn Văn Tường ủy nhiệm lên Sơn phòng để họp bàn.
Kết hợp với lời Tôn Thất Thuyết dặn Phạm Hữu Dụng về báo cáo lại với Nguyễn Văn Tường (25 – 26-5 âl., Ất dậu [7 – 8-7-1885]) với 3 đạo dụ nói trên (dụ Cần vương, dụ Nguyễn Văn Tường và dụ hoàng tộc) sẽ đi đến một kết luận: cuộc Kinh đô quật khởi và việc phát động phong trào Cần vương chỉ nhằm đến các mục tiêu có giới hạn nhất định. Nói gọn hơn, đó là mục tiêu có hạn. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết cùng các thành viên nhóm chủ chiến tại triều đình Huế, trước và sau ngày 23-5 âl., Ất dậu (05-7-1885), với thực lực nước ta, trước tình hình quốc tế bấy giờ, không hề ảo tưởng là kháng chiến để toàn thắng, giành lại được toàn vẹn non sông từ Nam Quan đến mũi Cà Mau, đuổi sạch bóng quân thù là thực dân Pháp và bọn gián điệp “tả đạo” Thiên Chúa giáo.
Để đạt được mục tiêu cho dù chỉ là mục tiêu có hạn, không còn phương thức nào khác là vừa đánh (Tôn Thất Thuyết đảm nhận đấu tranh vũ trang, tương tự như Trương Định ở Nam Kỳ với quy mô, tầm vóc lớn hơn) và vừa đàm (Nguyễn Văn Tường đảm nhận sứ mệnh đấu tranh ngoại giao, chính trị). Các mục tiêu có hạn ấy, đó là buộc Pháp phải thực hiện đúng “hòa” ước Giáp thân 1884 [Ba Đức Na (Patenôtre) – Phạm Thận Duật], và hơn nữa, phải sửa đổi “hòa” ước giáp thân 1884 ấy (xem lại: 2 đạo dụ gửi Nguyễn Văn Tường, gửi hoàng tộc và quốc thư gửi Pháp đầu tháng 5 âl., Ất dậu 1885). Trong những mục tiêu có hạn ấy còn có yêu cầu buộc Pháp phải hủy bỏ phụ ước 6 điểm mà Cô Ra Xi (De Courcy) buộc triều đình Đại Nam chấp nhận sau cuộc kinh đô quật khởi và bị thất thủ (05-7-1885). Và còn có thể nói, mục tiêu có hạn lớn nhất đúng ra là “hòa” ước Giáp tuất 1874, trong điều kiện quốc tế, thực lực nước ta bấy giờ (*).
---- (*) Xin liên hệ đến hiệp định sơ bộ 06-3-1946, tạm ước Moutet / Fontainebleau tháng 9-1946, hiệp định Genève 20-7-1954, hiệp định Paris 27-01-1973, Ngày Thống nhất [ngày toàn thắng] 30-4-1975 và hiệp ước quân sự Việt – Xô 1979, quyết định rút quân sau khi hoàn tất công cuộc giải phóng Campuchia 1989. Cuộc chiến tranh 131 năm (1858 – 1989). ----
3. Các ý chỉ, lời dụ của Từ Dũ từ sau khi Từ Dũ đã về Huế buông rèm nghe chính sự là do Nguyễn Nhược Thị Bích viết thay cho Từ Dũ (xem: “Đại Nam liệt truyện”, tập 3, sđd., tr. 60 và tr. 77 – 78: tiểu sử Từ Dũ và tiểu sử Lễ tần Nguyễn Ngược Thị Bích (*)). Trong việc thăng chức hàm cho Nguyễn Hữu Độ (làm kinh lược sứ Bắc Kỳ; thành lập Nha Kinh lược ngoài ấy), Nguyễn Văn Tường (Bộ Lại) phụng dụ của Từ Dũ , vẫn không nhất trí với sự thăng bổ ấy (vì như thế là mất đứt Bắc Kỳ).
---- (*) Xem ĐNLT., sđd. số tr.đd.: có viết rõ việc Nguyễn Nhược Thị Bích chấp bút theo khẩu dụ của Từ Dũ. Người biên soạn (Trần Xuân An) xin nhấn mạnh chi tiết này, bởi có nhiều cuốn sách được viết bởi những người thiếu tinh thần khảo cứu cẩn trọng, cho rằng những bản dụ ấy là do Nguyễn Văn Tường viết! ----
4. Miên Định (Thọ Xuân vương) trở thành nhiếp chính giám quốc (thay mặt vua) (**). Mọi việc từ đấy đều phải xin ý chỉ của Từ Dũ mới có thể thi hành. Do đó, Nguyễn Văn Tường không còn giữ vai trò quyết định. Thực chất, thực dân Pháp (De Courcy, De Champeaux) quyết định mọi việc, mà cả Từ Dũ lẫn Miên Định đều chịu sự điều khiển của chúng. Tham Bô (De Champeaux) là thượng thư Bộ Binh, sung Cơ mật viện đại thần của triều đình nhà Nguyễn!
---- (*) Chính Nguyễn Văn Tường tâu đề nghị Miên Định làm nhiếp chính giám quốc (ĐNTL.CB., tập 37, tr. 23). ----
5. Việc Nguyễn Văn Tường và Trương Quang Đản có 4 lần viết thư cho Hồ Văn Hiển, để Hồ Văn Hiển làm “nội ứng”, chỉ với mục đích duy nhất là đưa Hàm Nghi về Huế, có 2 cách lí giải:
~~ a). Lãnh đạo trực tiếp phong trào Cần vương chỉ cần có Tôn Thất Thuyết hoặc Phan Đình Phùng cùng các sĩ phu là đủ rồi, không cần có vua Hàm Nghi ở rừng. Về lại Huế, vua Hàm Nghi sẽ lãnh đạo chung bằng mật dụ. Một nước không thể có 2 vua (vì Pháp sẽ lập Đồng Khánh [Ưng Kỹ]!)
~~ b). Chỉ là một “hư chiêu” để đối phó với Pháp và phe chủ “hòa” trong triều đình (Từ Dũ, Miên Định…).
6. Nguyễn Văn Tường cho Lê Trung Đình là nổi loạn vì Lê Trung Đình tôn phù Tuy Lý vương Miên Định (một nhà thơ chủ “hòa”, thân Pháp, câu kết với Pháp, mưu giết Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết trước đây, bấy giờ đang bị đày ở Quảng Ngãi).
7. Nguyễn Văn Tường vẫn khẳng khái và kiên định, tiếp tục đấu tranh với Cô Ra Xi (De Courcy), Tham Bô (De Champeaux) và tay sai của chúng là Nguyễn Hữu Độ, cho dù chúng đang thắng thế.


+++ Tháng bảy âl..
++ Mùng 1 âl., Ất dậu (10-8-1885), đình việc làm lễ Thu hưởng (đồ thờ mất nhiều, trong và sau cuộc kinh đô quật khởi, bởi bọn hôi của).
(sđd., tr. 237).
++ Thực dân Pháp đóng giữ cửa biển Đà Nẵng (150 tên ở đồn Điện Hải).
(sđd., tr. 237).
++ Đề đốc Sơn phòng Quảng Ngãi – Bình Định Đinh Hội: thăng đô phống phủ đô thống chưởng phủ sự; hồng lô tự thiếu khanh quyền tiễu phủ sứ Nguyễn Thân (*): thăng Binh bộ thị lang. Cả hai vẫn giữ chức cũ, lo đánh dẹp cuộc khởi binh quờ quạng của Lê Trung Đình.
---- (*) Nguyễn Thân trước đây, lúc thực hiện kế hoạch Cần vương (1883 – 1885) vẫn thuộc lực lượng do Nhóm Chủ chiến (Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết) lãnh đạo. Về sau, y đã “quay dáo, trở cờ” (tập 37, sđd., tr. 67). ----
Cuộc khởi binh và đánh dẹp ấy diễn biến như sau:
~~ Bố chánh sứ Lê Duy Thụy, quyền án sát Nguyễn Văn Dụ kiểm điểm hương binh Quảng Ngãi, lo việc đóng giữ.
~~ Chánh quản tả vệ hương binh huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) Lê Trung Đình (cử nhân), phó quản hữu vệ Nguyễn Tự Tân, thuộc Vũ (Võ) hội (?), và thương biện Nguyễn Văn Hoành chỉ huy 3 đạo gồm 3 nghìn quân hương binh (dân quân các làng). Diễn biến cuộc khởi binh:
--x- Trước ngày 02-7 âl., Ất dậu (11-8-1885), nghĩa binh tấn công thành của tỉnh. Hiệp quản Trần Tu, thành thủ úy Nguyễn Côn làm nội ứng, mở cửa thành. Quân khởi binh bắt trói bố chánh, án sát.
--x- Tôn phò Tuy Lý vương Miên Trinh làm phụ chính quốc vương (*). Tuy Lý vương Miên Trinh từ chối.
---- (*) Tôn phù một kẻ câu kết với Pháp làm phụ chính quốc vương! Như vậy, đâu phải là hưởng ứng Dụ Cần vương của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. ----
~~ Nguyễn Thân báo với tổng đốc Bình – Phú Lê Thận. Lê Thận ủy nhiệm cho án sát Bình Định Lê Duy Cung (Nguyễn Duy Cung? [*]) và Đinh Hội cùng mang 900 biền binh đi tiễu trừ.
---- [*] Theo “Quốc triều hương khoa lục”, sđd., tr. 339: Nguyễn Duy Cung (đỗ cử nhân năm Mậu thìn 1868), sau đó tử tiết. ----
~~ Ngày 05-7 âl., Ất dậu (14-8-1885), quân tỉnh Quảng Ngãi thu phục tỉnh thành, ấn triện bố án, đồng thời bắt sống được Lê Trung Đình, giết Nguyễn Tự Tân và 5 người khác. Ngay sau đó, quân của tỉnh bàn với Đỗ Đệ, Nguyễn Trọng Biện (Nguyễn Hiệp) (hưu trí), cựu tuần phủ Nam – Ngãi Đoàn Nhượng, Vũ Duy Tĩnh (Vũ Văn Thanh) (hưu trí), bàn với tuần phủ Nam – Ngãi đương nhiệm Nguyễn Ngoạn: chém Lê Trung Đình; chém rồi mới báo cáo cho lang trung Bộ Hộ Hồ Ngọc Hào biết!
(sđd., tr. 237 – 239).
++ Tri phủ Nguyễn Hữu Tạo mới chuẩn bị khởi binh để đi đánh dẹp các cơ sở Thiên Chúa giáo ở Bình Định và giáo dân các nơi đó; tiến hành họp bàn kế hoạch vào ngày 25-6 âl., Ất dậu (06-8-1885). Nay cũng bị Nguyễn Thân bắt giết tại nhà, sau ngày 05-7 âl., Ất dậu (14-8-1885).
(sđd., tr. 239).
++ Vụ việc hoàn tất, Cơ mật viện (có De Champeaux làm “quan đầu triều”!) thưởng Đinh Hội, Nguyễn Thân… Lê Duy Thụy, Nguyễn Văn Dụ nhận lỗi, về kinh chờ chỉ. Võ (Vũ) Duy Tĩnh: bố chính; Hồ Ngọc Hào: án sát. Lẽ ra triều đình lấy Trần Văn Dư làm bố chính (phiên ti) và Nguyễn Đình Tựu làm sơn phòng sứ, nhưng Trần Văn Dư (Trần Dư) cáo bệnh, nên phải lấy Võ Duy Tĩnh làm bố chánh.
(sđd., tr. 239 – 240).
Đó là tình hình rối ren (hầu như địch – ta không phân biệt được) tại Quảng Ngãi (sđd., tr. 237 – 240). Trong lịch sử nói chung, tình trạng vàng thau lẫn lộn, chân giả khôn lường, vẫn thường xảy ra ở các bước ngoặt lịch sử tương tự như thế này.
Xin xem trích đoạn nguyên văn ĐNTL.CB. ở cuối tệp này.

++ Hồng lô tự thiếu khanh sung làm Sơn phòng sứ Hà Tĩnh Nguyễn Chính: thụ tả tham tri Bộ Hình lãnh thượng thư (rước vua Hàm Nghi về Huế xong, sẽ về Huế nhận chức).
(sđd., tr. 240).
++ Ý chỉ Từ Dũ: Miên Trinh, Miên Duyện (Triệu), Miên Tăng, con cái Hiệp Hòa, con cái Hồng Hưu được tha án cũ, cho về kinh đô ở. Các công ấy tự xét về con cháu, cuối cùng chỉ cho 1, 2 người theo họ về Huế.
(sđd., tr. 240).
Có lẽ cho các hoàng thân này về kinh, vì sợ bọn cơ hội tôn phò các “vị” làm chiêu bài như trường hợp Tuy Lý vương (Lê Trung Đình, mới 23 tuổi, chỉ quờ quạng, không phải cơ hội)?
++ Quyền tuần phủ Nghệ An Lương Quy Chính bị bệnh, nghỉ, về quê.
(sđd., tr. 240).
++ Thị độc học sĩ ở quê (không tại chức) Đặng Hữu Phổ chống việc Phủ Thừa Thiên bắt lính (tuyển mộ lính [sđd., tr. 223]), bị chém đem rao.
(sđd., tr. 240 – 241).
(xem thêm: tập 37, sđd., tr. 311; “Đại Nam liệt truyện”, tập 3, sđd., tr. 369 – 370; “Quốc triều hương khoa lục” , sđd., số thứ tự 3155, tr. 442).
++ Phạm Thận Duật về lại Quảng Trị (không còn ở tại Sơn phòng), bị Pháp bắt được, giam ở Nha Thương bạc (nơi Nguyễn Văn Tường đang bị Pháp quản thúc). Sau đó, Pháp ép xuống tàu, đày vào Gia Định. Lúc này vào khoảng trung tuần tháng 7 âl., (# 24-8-1885).
(sđd., tr. 241).
++ Vụ Bình Định (xảy ra từ tháng 6 âl., Ất dậu):
~~ Thượng thư Bộ Công Chu (Châu) Đình Kế, thự hữu thị lang Bộ Hộ Hồ Lệ: chánh, phó khâm sai đại thần, đi Bình Định để hiểu thị, ngăn dẹp.
~~ Thân hào tỉnh Bình Định hưởng ứng Dụ Cần vương (hơn 10.000 quân), vây tỉnh thành, bắt được tổng đốc Lê Thận (*), lại dự định đem quân đánh Pháp ở cửa Thi Nại (**).
---- (*) Lê Thận lại bị Pháp ngờ ghét (tập 37, sđd., tr. 52).
(**) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., tr. 241 – 242, không viết người lãnh đạo có tên họ là gì; ở tập 37, sđd., tr. 79 lại chỉ rõ: nguyên tổng đốc Bình – Phú Đào Doãn Địch cùng Bùi Điền, lí trưởng Đề, Vũ Hóa (đề đốc về hưu), cử nhân Tuấn, tú tài Lý, tú tài Tạo, tú tài Tiềm, trang trưởng người Khách (Hoa) tên Kiều, sĩ nhân Phùng Đại… Trong một số tư liệu, bị nhầm về từ “Đào công”; Đào công chính là Đào Doãn Địch, chứ không phải là Đào Tấn [Đào Tiến]. ----

~~ Tham Bô (De Champeaux) bàn: Phái khâm sai tham tri Bộ Binh Hoàng Hữu Thường đi tàu thủy Pháp chạy vào Bình Định. Đường biển bị quân Cần vương bắn ra dữ dội, tàu không cập bến được (?).
~~ Tham Bô (De Champeaux) lại bàn: Phái lãnh bố chính sứ Quảng Nam Bùi Tiến Tiên (nên án sát Hà Thúc Quán: quyền sung bố chánh; Nguyễn Duy Hiệu làm án sát), vì thị lang Bộ Lễ Ngô Trọng Tố (vốn là bố chánh Bình Định) không đi được đến nơi, đường dịch lộ Quảng Ngãi bị nghẽn!
~~ Thự thống chế Ngô Tất Ninh cùng Bùi Tiến Tiên: chánh, phó khâm sai, với 700 quân Nam – Ngãi, vào Bình Định. Đường đi vẫn bị nghẽn!
~~ Khi quan quân do Bộ Binh của Tham Bô (De Champeaux) (!!!) chưa đến Bình Định được thì tổng đốc Lê Thận đã báo cáo về kinh rằng: Lê Thận đã họp Văn thân (sĩ phu) tỉnh Bình Định để hiểu thị; Văn thân đã nghe lời, tản về; Lê Thận xin “rộng tha” (nguyên văn) cho họ (*). Do đó, chỉ có Chu (Châu) Đình Kế, Hồ Lệ vào Bình Định khi “vụ Bình Định” đã lắng xuống.
---- (*) Như vậy, tình hình Bình Định đã yên tĩnh mặc dù không có sự “dẹp loạn” nào. Và lạ thay, chính người bị quân Cần vương bắt sống là tổng đốc Lê Thận lại xin rộng tha cho quân Cần vương. Nhưng thật ra cũng chẳng có gì lạ, vì Lê Thận cũng là một vị quan trung nghĩa như sĩ dân Cần vương. Một số tư liệu của các cố đạo và thực dân Pháp đã viết rõ về điều này (quan chức và sĩ dân mật kết); xin xem: “Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau cuộc kinh đô quật khởi (05-7-1885) của Trần Xuân An. ----
++ Thông báo cho Văn thân (sĩ phu và dân lương) cùng giám mục, linh mục đến cửa biển Thi Nại, nghe đô thống Ba Duy Đam (Prudhomme) và khâm sai của triều đình hiểu thị vấn đề lương – giáo. Nội dung:
~~1). Tha hết các lỗi “sát tả” và đánh giết dân lương (còn được gọi là “bình dân”).
~~2). Từ nay, nếu còn tái diễn sự tàn sát lẫn nhau, quân Pháp và quân triều đình sẽ đánh dẹp, bất kể lương dân hay giáo dân.
(sđd., tr. 241 – 242).
Đó là tình hình Bình Định.
Xin xem trích đoạn nguyên văn ĐNTL.CB. ở cuối tệp này.

++ Sau đó, thân hào, sĩ phu Phú Yên toan khởi nghĩa. Chuẩn cho thân nhân đi kêu gọi, hiểu dụ để ngăn ngừa.
(sđd., tr. 242).
++ Văn thân Quảng Nam khởi nghĩa, nên Bùi Tiến Tiên, Ngô Tất Ninh ở lại Quảng Nam.
(sđd., tr. 243).
++ Quảng Trị: nộp một cỗ xe, hai con ngựa và các đồ dùng vua Hàm Nghi bỏ lại tại Tân Sở (nộp ở Khiêm cung).
(sđd., tr. 243).
++ Thống chế thự đô thống tả quân Đinh Tử Lượng và tham tri Trương Văn Đễ chết. Đinh Tử Lượng trước đây ra Quảng Trị nhưng không cùng Tôn Thất Thuyết lên Tân Sở. Gần đây, vâng mệnh khâm cấp đi đón rước vua Hàm Nghi, cùng lần với Trương Văn Đễ (theo 2 đường khác nhau). Khi về tới Quảng Bình, Đinh Tử Lượng ốm, và đến nay, ông đã chết. Trương Văn Đễ về lại Quảng Trị, cũng ốm, và cũng đã chết.
(sđd., tr. 243).
(xem lại: sđd., tr. 234).
++ Tư vụ Cơ mật viện Nguyễn Thích (đồng tiến sĩ, người Chiên Đàn, [Tam Kỳ], Quảng Nam) được truy tặng hàm tu soạn do bị giết chết trong cuộc kinh đô quật khởi.
(sđd., tr. 243).
++ Ngày 20-7 âl., Ất dậu (19-8-1885), Hàm Nghi đến Hàm Thao (ở phía bắc sông Khung), cách Sơn phòng Hà Tĩnh 7 ngày đường, ra sắc dụ cho Sơn phòng Hà Tĩnh vận lương, mở đường, rước vua đến đó. Trên đường đi, Hàm Nghi ghé đồn Quy Hợp, Hương Khê (Hà Tĩnh). Nguyễn Chính tâu về kinh. Tam cung phê: “Rất mừng” (nguyên văn). Chuẩn treo thưởng (vàng, bạc, chức hàm) để sớm đón được vua Hàm Nghi, rước về kinh đô Huế.
(sđd., tr. 243).
(xem thêm: tập 37, sđd., tr. 43 – 44).
++ Khâm sai Tôn Thất Phan với 350 quân ở Hà Tĩnh và 1 tác vi lãnh binh đi họp với Sơn phòng sứ Nguyễn Chính.
(sđd., tr. 243).
++ Nghe tin giặc Pháp đến, Tôn Thất Thuyết ép xe vua đi nơi khác, cho Nguyễn Chính đi hậu đạo. Nguyễn Chính liền lẻn thoát, về Nghệ An.
(sđd., tr. 244).
++ Ý chỉ Từ Dũ và hai cung (Vũ thị, Nguyễn thị): Xuống dụ cho lương – giáo (*), vì sợ các địa phương hưởng ứng Dụ Cần vương như ở Quảng Ngãi, Bình Định một cách quờ quạng. Nội dung như sau:
---- (*) Đây là bản dụ thứ hai về vấn đề lương – giáo của Từ Dũ và hai cung (Vũ thị, Nguyễn thị). ----
~~ Ôn lại việc ở 6 tỉnh Nam Kỳ, cuộc chiến tranh Pháp – Hoa ở Bắc Kỳ. Cho rằng: vì không hiểu tình thế, nên nhường đứt Nam Kỳ (3 tỉnh phải nhường cho giặc Pháp, rồi 3 tỉnh khác bị chúng chiếm đóng, rồi lại phải chính thức hóa, kí “hòa” ước nhường đứt Nam Kỳ); chiến tranh Pháp – Hoa (1883 – 1885) xảy ra, là bởi mưu kế “bảo hộ” thông thương, thực chất là xâm lược Bắc Kỳ, mặc dù không cướp hẳn như ở Nam Kỳ.
~~ Vì “hòa” ước Giáp thân 1884 “tái định phân minh” (nguyên văn) đã khiến Pháp tiếc nuối “hòa” ước Quý mùi 1883, nên Pháp đã phá hoại thế “hòa”, tự gây nên chiến (cuộc kinh đô quật khởi). Đánh giá cao cuộc kinh đô quật khởi ấy: “Phàm ai ở đất vua cũng đều thù ghét [giặc Pháp], ai bảo là không nên. Không gì bằng cuộc nghĩa cử đêm 22-5 năm nay…”. Nhưng lại trách Tôn Thất Thuyết ép xe vua đi ra phía bắc khi đã có dụ nội bộ cho Tôn Thất thuyết về (*).
---- (*) Xem lại: sđd., tr. 226 – 228. ----
~~ Thế lực của Đại Nam không thể chống nổi Pháp. Không nên làm kẻ không hiểu thời và thế mà chống Pháp, cần vương như Quảng Ngãi, Bình Định vừa rồi.
(sđd., tr. 244 – 245).
Xin lưu ý:
Trong thời điểm trước khi Nguyễn Văn Tường bị giặc Pháp lưu đày, một người vốn chủ “hòa” như Từ Dũ (Lễ tần Nguyễn Nhược Thị Bích [thư kí] chấp bút) cũng thừa nhận việc đánh giá cao “Cuộc nghĩa cử đêm 23-5 năm nay…”.
Xin xem trích đoạn nguyên văn ĐNTL.CB. ở cuối tệp này.

++ Từ Dũ lại dụ về vấn đề lương – giáo (lần thứ ba):
~~ Phân tích động cơ, nguyên nhân dẫn đến lương – giáo tàn sát nhau:
~a~ Lương (bình): ghét Thiên Chúa giáo vì không đồng đạo (đạo lí thờ cúng tổ tiên và anh hùng dân tộc của người Việt từ lâu đời); quan lại bênh dân lương, ép dân Thiên Chúa giáo.
~b~ Giáo (tả đạo, đạo, Thiên Chúa giáo): cậy thế, ỷ vào Pháp mà lấn ép dân lương; Thiên Chúa giáo che chở cho bọn côn đồ cướp ruộng đất dân lương, bao bọc cả bọn trốn thuế…
~~ Quy trách nhiệm cho giám mục, linh mục và quan lại. Quan lại bất tuân, triều đình sẽ thẩm xét. Nếu giám mục, linh mục nào đó sai phạm, triều đình sẽ thông tư cho chính phủ Pháp biết về tình hình lương – giáo ở Đại Nam để từ đó mà nghĩ xử.
(sđd., tr. 245 – 246).
Đây là bản dụ của Từ Dũ. Bản dụ đã phân tích sâu sắc nguyên nhân xung đột lương – giáo, nhưng chỉ dừng lại ở nguyên nhân về mặt tín ngưỡng và kinh tế, xã hội, mà tránh né nguyên nhân trực tiếp, bao trùm là chính trị (dân “giáo” dựa vào quân xâm lược, làm tay sai cho chúng; và dân lương chống giặc Pháp xâm lược, chống “tả đạo” làm tay sai cho giặc Pháp; và sự kích động chiến tranh lương – giáo nhằm làm suy yếu nội lực dân Việt là âm mưu của thực dân Pháp, Thiên Chúa giáo La Mã). Bản dụ cũng vạch trần sự thật để đối ngoại. Có một điều quả là nhân nhượng quá đáng: giám mục, linh mục trên đất nước Đại Nam lại không thuộc quyền xét xử của triều đình Đại Nam nữa!
Tuy nhiên, đặt trong tình hình lịch sử – cụ thể, sau cuộc kinh đô quật khởi và bị thất thủ, bản dụ trên vẫn thể hiện được tinh thần tự chủ của một vương triều đã thảm bại trước sự xâm lược của thực dân Pháp và Vatican.
Xin xem trích đoạn nguyên văn ĐNTL.CB. ở cuối tệp này.

++ Nguyễn Thành Ý (đã về hưu, lại sung làm khâm sai ra Thanh Hóa): lãnh thượng thư Bộ Hình (Nguyễn Chính vẫn còn phải ở Hà Tĩnh), lại đổi lãnh tổng đốc Hải – Yên.
(sđd., tr. 247).
++ Phan Đình Bình (thự tổng đốc Định – Yên): thự thượng thư Bộ Hộ, Cơ mật viện đại thần (sau đó, thay Nguyễn Văn Tường, lãnh Bộ Lại). Bố chính Võ Văn Báo: tổng đốc Định – Yên.
(sđd., tr. 247).


i. CHƯƠNG CHÍN

XXII. THỜI BỊ CHÍNH PHỦ THỰC DÂN PHÁP RA LỆNH BẮT VÀO GIA ĐỊNH, LƯU ĐÀY RA CÔN ĐẢO VÀ LƯU ĐÀY BIỆT XỨ TẬN TA I TI (TAHITI) VỚI BẢN CÁO TRẠNG CỦA TƯỚNG GIẶC CÔ RA XI (DE COURCY)


++ Cô Ra Xi (De Courcy) bắt thái phó, Cần Chánh điện đại học sĩ, lãnh thượng thư Bộ Lại, sung Cơ mật viện đại thần, Kì Vĩ quận công Nguyễn Văn Tường, giải giao vào Gia Định. Tại Gia Định, ông bị giam giữ cùng 2 người đã bị bắt vào trước đó: Tôn Thất Đính, Phạm Thận Duật. Sau đó, cả ba người đều bị đày ra Côn Đảo, rồi lại bị đày sang Ta I Ti (Tahiti), một quần đảo đã trở thành thuộc địa của Pháp, giữa Thái Bình dương, chếch về phía trung phần châu Mỹ.
Bản cáo trạng do tên thực dân Tham Bô (De Champeaux) đọc về Nguyễn Văn Tường, nội dung như sau:
1. Nguyễn Văn Tường chống nước Pháp từ rất nhiều năm nay.
2. Từ khi làm phụ chính đại thần với Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường đã đổng xuất quân binh đánh Pháp.
3. Trong thời gian sau ngày kinh đô quật khởi (23-5 âl., Ất dậu [05-7-1885]), Nguyễn Văn Tường được Cô Ra Xi (De Courcy) xin chính phủ Pháp gia hạn hai tháng (lệnh bắt lưu đày đã có từ trước) để lo liệu việc nước và đặc biệt là việc Bắc Kỳ được “lặng yên vô sự” (nguyên văn). Đến ngày 27-7 âl., Ất dậu (05-9-1885) này là hết hạn hai tháng đó. Nhưng kì thực, ở các tỉnh tả kì, có nhiều nơi vẫn còn nổi quân giết dân Thiên Chúa giáo.
4. Do đó, nay Cô Ra Xi (De Courcy) thừa lệnh chính phủ Pháp, kết án Nguyễn Văn Tường: tội lưu đày biệt xứ.
Hôm ấy, lúc chở Nguyễn Văn Tường ra đến cửa biển Thuận An (Thừa Thiên – Huế), cũng là lúc Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình vào đến cửa biển đó (27-7 âl., Ất dậu [05-9-1885]).
Sau đó mấy tháng, trên chuyến tàu lưu đày, khởi hành từ Côn Đảo (*), Phạm Thận Duật chết vì bệnh, bị buông xác xuống biển. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Đính bị đày đến tận quần đảo Ta I Ti (Tahiti) thuộc Pháp. Như thế, theo chúng, Tôn Thất Đính cũng là trọng phạm (**).
(sđd., tr. 247).
---- (*) Lần này, tàu thủy giặc Pháp mới chở gồm cả hai người lần lượt bị bắt vào trước đó.
(**) Tôn Thất Đính được Pháp phóng thích, đưa di thể Nguyễn Văn Tường về đến Huế, Quảng Trị vào tháng giêng âl., Đinh hợi (1887). Về quá trình chống Pháp và vai trò của ông trong và sau cuộc kinh đô quật khởi, ngụy vương Đồng Khánh cho rằng tội của Tôn Thất Đính không phải nhẹ, nên sai Bộ Binh canh giữ (ĐNTL.CB., tập 37, sđd., tr. 248).
Xin xem trích đoạn nguyên văn ĐNTL.CB. ở cuối tệp này. ----



________________________

PHỤ LỤC
TRÍCH ĐOẠN NGUYÊN VĂN
“ĐẠI NAM THỰC LỤC CHÍNH BIÊN”
Bản dịch Viện Sử học
(nguyên là phụ lục thuộc cuốn khảo luận của Trần Xuân An:
Nguyễn Văn Tường [1824 – 1886], ‘những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được’”
đã được đăng tải trên Tạp chí điện tử Giao Điểm, số tháng 5-2005:
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/505_nvt_phulucII.htm


35. Trước đêm Kinh Đô Quật Khởi, 22 – 23.5 Ất dậu (04 – 05.7.1885) (*):

“Ngày ất mão, kinh thành có việc; Tôn Thất Thuyết kèm vua vâng mệnh 3 cung, ngự giá chạy ra miền Bắc.
Trước đây, đô thống tướng Pháp là Cô-ra-xy [De Courcy – TXA. ct.] đến Tòa Sứ xin dâng quốc thư làm lễ vào chầu yết, nhưng tức trước Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết cùng tắt [đi không có nghi trượng đại thần – TXA. ct.] sang Sứ quán hội thương. Thuyết thác cớ không đi. Văn Tường một mình cùng Phạm Thận Duật đi. Tướng ấy không nghe, cố mời Thuyết; Thuyết sợ đi, hoặc có việc gì xảy ra chăng; sau bèn không đi; ngày thường cho quân Phấn Nghĩa làm tự vệ cho mình, lại nghiêm sức các quân dinh kiểm soát chỉnh đốn những đồ khí giới, Văn Tường với đình thần cho rằng đó cũng là thanh thế để phòng bị vậy. Đêm ngày 22 tháng ấy, Thuyết ngầm chia quân các dinh vệ làm 2 đạo …”.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 219 – 220; tiếp liền vào đoạn
trích tiếp theo).
---- (*) Đầu đề từng trích đoạn, người biên soạn (Trần Xuân An) đặt. Trình bày với cách thức này, tôi mạn phép khỏi phải in đậm (bold) câu tiểu đề. ----



36. Cuộc Kinh Đô Quật Khởi, khuya 22 rạng ngày 23.5 Ất dậu (04 – 05.7.1885):

“… Đêm ngày 22 tháng ấy, Thuyết ngầm chia quân các dinh vệ làm 2 đạo: Một đạo sai em là Trị phòng tham biện (nguyên ở Phòng, Thuyết sức về) Tôn Thất Lệ cai quản, nửa đêm sang đò sông Hương hợp cùng với bọn thủy sư đề đốc và hiệp lý đánh úp Tòa Sứ; Thuyết cùng với bọn Phấn Nghĩa chưởng vệ là Trần Xuân Soạn làm một đạo đánh úp Trấn Bình đài, doanh nam Pháp.
Nguyễn Văn Tường không biết chi hết.
Thuyết phân bổ xong, bèn ở lúc đầu trống canh tư (tức ngày 23) bắt đầu nổ súng ở đài Trấn Bình, tiếng kêu vang động.
(Khi ấy Văn Tường ở Bộ Lại đương ngủ. Binh Bộ thự tham tri là bọn Hoàng Hữu Thường nghe tiếng súng nổ, tức thì đến gõ cửa báo Văn Tường biết. Tường dậy, sợ nói: “Nguy rồi!”, bèn vội vàng gửi tâu xin mở cửa Hiển Nhân và cửa Đại Cung, chạy vào Tả vu, nhưng không biết làm thế nào).
Quân Pháp đóng cửa chặt, lẻn nấp đợi sáng, nhưng từ từ nổ 1, 2 tiếng súng lớn.
(Thuyết khi ấy ở vườn sau điều khiển, Xuân Soạn ủy người báo cho đài Trấn Bình biết quân Pháp đã bị súng ta bắn chết hết rồi; tiếng súng lớn bắn, tưởng là súng quân Pháp ở ngoài sông đài Trấn Bình bắn vậy).
Thuyết lại sai vần súng lớn lên thành chỉ bắn Tòa Sứ. (Cũng bị phá vỡ hai nơi). Đạo quân Tôn Thất Lệ cũng phóng súng bắn cháy các nhà tranh gần Tòa Sứ.
Tới lúc sáng rõ, quân thủy lục của Pháp đều họp súng lớn, xe máy để ở trên đài và trên cột buồm tầu, bắn liền mấy tiếng, ầm ầm như sấm và đạn bay rơi xuống, bị thương trúng chết khá nhiều, và rơi vào các cung điện nhà cửa ở trong hoàng thành và cung thành, gián hoặc có xuyên hoại; bọn lính Pháp lại chia nhau từng toán, đem súng tay ngang ngược bắn phá; 2 đạo quân ở trong và ở ngoài của ta bị tan vỡ cả; trong thành rối loạn).
Văn Tường tâu xin vua và xa giá 3 cung đi ra Khiêm cung tạm thời lánh loạn; (khi ấy Văn Tường đã vào bên tả vu, một lát xin mở cửa Hoà Bình đến chỗ Thuyết điều khiển, nhìn trông biết là thất bại rồi, lại vào Tả vu tâu xin vua xuất hành; trong khi vội vã, chỉ soạn được cái ấn ở ngự tiền, văn lý mật sát và ấn kiềm, 2 quả, với hạng để vàng bạc, đồ đệ đem theo); dùng hữu quân đô thống là Hồ Văn Hiển phù xe; giờ thìn hôm ấy bắt đầu từ cửa tây nam ra.
Văn Tường vâng ý chỉ của Từ Dụ thái hoàng thái hậu và lưu lại giảng hòa, tức thì đi tắt vào nhà thờ đạo Kim Long.
Thuyết ra sau gặp giá, bèn một mình hộ chuyển đến Trường Thi (ở xã La Chử), nhân kèm đi ra ngoài bắc. Thự hiệp biện đại học sĩ là Phạm Thận Duật, thự tham tri Trương Văn Đễ, và Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Lệ đều đi theo xa giá. (Khi đó tùy giá chỉ có xe loan và lính biền binh lẻ tẻ chầu chực trên dưới ước 100 người, còn dư các dinh vệ, sau khi thua trận đều tức tìm đường tản về quê quán).
Giờ ngọ, mới đến xã Văn Xá; nghỉ một chút, Thuyết tức thì kèm vâng mệnh vua, đêm qua tình hình vua phải ra đi thông báo cho thiên hạ cần vương [*]; lần lượt tư cho Nam, Bắc tuân làm.
Ngày bính thìn, vua cùng với xa giá 3 cung đến tỉnh Quảng Trị; dừng nghỉ ở hành cung …”.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 220 – 221 [tiếp liền đoạn
trích tr. 219 – 220 phía trên]).

[*] Đây là Thông tư Cần vương, không phải là Dụ Cần vương duy nhất và chính thức được viết và phát đi vào ngày mồng 02 tháng 6 Ất dậu (13.7.1885).



37. Tình hình ở Huế sau khi vua Hàm Nghi và 3 cung cùng Tôn Thất Thuyết đã đi khỏi, sáng 23.5 Ất dậu (sáng 05.7.1885):

Đương lúc xa giá nhà vua đã đi rồi, quân Pháp lên kỳ đài treo cờ hiệu tam tài; súng bắn vẫn còn ầm vang; quan lại, nhân dân giành nhau tìm cửa chạy ra, rồi tự dày xéo lên nhau, chết và bị thương rất nhiều. Quân Pháp bèn đốt hai bộ Lại và Binh (nguyên là nơi Văn Tường và Thuyết ở đó), và thuốc đạn khí giới bốc lên xông trời (2 ngày đêm không tắt), chia giữ các cửa thành trong ngoài và các kho tàng, cung điện. Ngày phát gạo kho, thuê vát những dân còn ở trong thành và những bọn ở ngoài lẻn vào (đều là đồ vô lại nhòm vào toan lấy đồ đạc của quan tư còn bỏ sót lại), sửa đắp các trại lính làm nơi trú đóng, và nhặt chôn, hoả táng các xác bị chết và bị nạn ở lúc trận vong. Dưới đô thành, nơm nớp sợ chạy”.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 222).



38. Theo sắc chỉ của Từ Dũ, Nguyễn Văn Tường giảng “hoà” với De Courcy qua trung gian môi giới của giám mục Caspar, 23.5 Ất dậu (05.7.1885):

Văn Tường hôm ấy đã vào nhà thờ đạo Kim Long, bèn cùng với giám mục Lộc [Caspar – TXA. ct.] thương thuyết, cùng đến Tòa Sứ trần tình, cùng bàn nỗi khổ với đô thống Pháp, lại xin giảng hòa. Đô thống ấy cũng nghe lời, dặn phải rước ngay vua và Tam Cung hồi loan về triều.
Buổi chiều hôm ấy, Văn Tường bèn bàn với quan Pháp vào thành tạm đóng (đóng ở trong nhà Bộ Hộ).
Hôm sau (tức là ngày 24) bèn hội đồng yết thị cho 2 nước hòa hảo như cũ. Nhưng cho ở trong thành là không tiện, lại bàn ra Nha Thương bạc, tạm đóng ở đấy làm việc. Bèn đem hiện tình giảng hòa phi tấu nơi hành tại và thông báo cho Nam, Bắc biết.
Lúc đó, trong đô thành nhân dân hãy còn nhốn nháo sợ hãi; bọn gian đồ, phần nhiều đi cướp bóc ở ngoài mặt phố và các nơi làng xóm. Văn Tường nghiêm sức đi tuần ngăn cấm. Viên huyện Hương Trà tức thì bắt được vài tên phạm ở 2 chợ Nam Phố, An Hòa, đem chém đầu bêu ngay để cảnh cáo, các bọn khác nghe tin đều xẹp cả”.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 222 – 223).



39. Nguyễn Văn Tường ủy nhiệm Phạm Hữu Dụng ra Quảng Trị bàn việc với Tôn Thất Thuyết, tâu vua biết, định rước xe vua về, ngày 24 – 25.5 Ất dậu (05 – 06. 7. 1885):

“…Văn Tường lại ủy Binh Bộ thị lang là Phạm Hữu Dụng thân đến hành tại, đem hiện tình bàn với Thuyết, tâu vua biết, định xin rước xe vua về; Hữu Dụng đến bị Thuyết ngăn cản. (Thuyết không tâu vua, nhưng dặn Hữu Dụng về báo với Văn Tường, phải nên đoàn kết với quân Pháp; [Pháp – TXA. ct.] không lại lấn áp như trước, thì mới đón xe vua về). Hữu Dụng sợ Thuyết, bèn từ về ngay, không dám tâu vua biết …”.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 223).



40. Tình hình Thừa Thiên và cả nước, 27 – 29.5 Ất dậu (09 – 11.5.1885):

“Riêng một hạt phủ Thừa Thiên, vì có Văn Tường ở đó giảng hòa và hay hiệu lệnh ngăn cấm, hơi nhờ được yên; còn dư các hạt Nam, Bắc, thì bọn côn đồ tụ họp, cướp bóc nổi lên. Lương, giáo ngày thường thù nhau, sinh ra tàn sát lẫn nhau, nơi nào cũng có. Đô thống Pháp lại yêu cầu Văn Tường để chiêu tập quan lại, thôi bắt binh dân, hiểu bảo cho lương, giáo Nam, Bắc cùng yên và cấm sự xảy ra trộm cướp, hạn đến tháng 2 [ nhị nguyệt: 2 tháng – TXA. ct.] là thanh thiếp”.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 223).



41. Tập tâu Nguyễn Văn Tường đệ gửi 3 cung về việc hồi loan (về Huế), 02.6 Ất dậu (13.7.1885):

“… Tuần phủ Quảng Trị là Trương Quang Đản vẫn bàn cùng Lương Thành, cho thành Quảng Trị là nơi phong trần, nghĩ xin 3 cung hồi loan, đã tư cho Văn Tường biết làm. Văn Tường được tin báo, bèn gửi thư đến khâm sứ Pháp là Tham-bô [De Champeaux – TXA. ct.] trình bàn với đô thống Cô-ra-xy [De Courcy – TXA. ct.] thoả nghĩ phúc làm. Ngày mồng 2 tháng ấy, tức tâu đệ trước xin ba cung hồi loan ở Khiêm cung, cho yên lòng dân, tịnh uỷ cho biện lý là Trương Như Cương, Tôn Thất Niêm kính đến rước.
(Tập tâu lược rằng [*]:
“Thần là Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết vâng di mệnh tiên đế cùng sung chức Phụ chính, nay mà hỏng việc, tội thần không nói sao cho hết. Nhưng thần cũng không tưởng rằng Tôn Thất Thuyết lừa dối mình như thế; đến 3 cung tuổi già, nhà vua còn trẻ, lặn lội gió bụi, chịu làm sao nổi. Huống chi kinh thành, miếu điện, lịch đại sơn lăng, một buổi bỏ đi như không, lòng thần tử chịu sao được sự chua xót ấy, nên thần phải tuân theo sắc văn, đem thân lăn lộn ở đây, cùng với quan Pháp đi lại, vì bản tâm của thần, nguyền cùng với xã tắc mất còn, không dám lìa bỏ vậy. Nay tiếp tờ tư của Trương Quang Đản tỏ bày mọi lẽ, đã gửi thư cho khâm sứ Pháp; cứ theo lời phúc tư thì đô thống đại thần rất mong rước vua về. Cũng mong giữ gìn cung điện như cũ. Duy trong thành ấy chửa tĩnh, cũng có người ngầm muốn nổ súng, bằng rước vua vào thành, sợ có chưa tiện, xin hãy ngừng nghỉ ở Khiêm cung. Đô thống ấy xin phái 100 hay 200 quân ở ngoài canh chực, để giữ khỏi sự quan ngại, nhưng bọn quân ấy nên dùng thứ ăn như trâu, dê, gà, vịt mọi thứ, ta cũng ưng cho. Thần trộm chiểu cung điện trong thành dẫu còn như cũ, nhưng số quân Pháp ở đó khá nhiều, chưa được yên lặng, xin trú ở Khiêm cung, tưởng cũng thoả thuận. Thần nghiệp dĩ phái người kiểm soát chỉnh đốn, tịnh uỷ bọn thần là Trương Như Cương đi Quảng Trị chực đón hỗ tòng. Cúi xin mệnh giá hồi loan, để yên lòng dân”.
Cuối cùng viết niên hiệu, mượn dùng ấn quan phòng của khâm sứ Pháp).
Từ Dụ thái hoàng thái hậu và lưỡng cung chuẩn như lời tâu, lấy ngày mồng 3, ất sửu, thì hồi loan. (Phủ thần là Trương Quang Đản đem quan quân, binh phu tỉnh ấy theo đi hộ tống). Ngày mồng 5, đinh mão, về đến Khiêm cung …”.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 224 – 225).

[*] Xin xem lại: Chú thích (2), bài khảo luận “Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau cuộc Kinh Đô Quật Khởi (05.7.1885)”.



42. Mật dụ của Hàm Nghi (và Tôn Thất Thuyết) từ Tân Sở gửi về Nguyễn Văn Tường, cùng một ngày phát Dụ Cần vương, 02.6. Ất dậu (13.6.1885):

“… Tôn Thất Thuyết còn giữ giá vua còn đóng ở Phòng Quảng Trị, đã kèm vua ra Lệnh dụ Thiên hạ cần vương, lại sẽ dụ bảo Nguyễn Văn Tường và yên ủi những người họ mạc ở trong kinh, đều một đạo, do đường dịch lộ chuyển chạy về kinh. (Khi ấy tự Phòng đến kinh ống trạm còn chuyển đệ được). Đó đều là việc từ mồng 7 tháng này trở về trước.
Ngày mồng 2 dụ Văn Tường, lược nói:
“Y [Cô-ra-xy (De Courcy) – TXA. ct.] thấy ta càng khuất, y càng ngày càng lấn, khiến Triều đình không còn mặt mũi nào, vạn bất đắc dĩ mà ta mới phải làm cái kế bỏ thành đi ra ngoài. Nay đại thần Tôn Thất Thuyết cùng ta cùng quanh quẩn, còn ngươi là phụ chính đại thần thì ở lại mà thương đàm, kẻ ở người đi đều lấy lòng yêu nước lo dân làm căn bản. Trời đất thực cũng chứng giám. Ngươi nên khéo thể tấm thịnh tình của tiên hoàng đối với nước láng giềng rất có thuỷ chung và cùng y giảng rõ về lý thế, cân nhắc về lợi hại, hết lòng thoả hiệp [:hiệp bàn thỏa mãn đôi bên, không phải “thỏa hiệp vô nguyên tắc” – TXA. ct.], phàm những khoản gì bách thiết, chung nhau bàn đổi, cốt khiến cho 2 nước như anh em, vinh nhục cùng quan hệ, vui lo cùng chung nhau mười phần chân thành, không còn dùng đến uy thuật. Lúc này ta mệnh cho hồi loan, trên để phụng dưỡng ba cung, dưới để yên lòng thần dân, khanh cùng với Tôn Thất Thuyết trung trinh chói lọi, muôn thuở cùng sáng, những phường nịnh tử gian phu, đều phải lặn hình giấu bóng. Nam triều ta há chẳng hân hạnh ư, nước Đại Pháp chắc cũng vui vẻ mà cùng giữ lấy cường thịnh vậy.
Nếu không như thế thì các miếu xã lăng tẩm và các vương công không kịp đi theo ấy thì hết thảy uỷ cho khanh. Ta duy có chọn đất lánh ở, sợ trời vui trời, rường cột cương thường, cả nước cùng thế, không đâu không phải là Triều đình và không phải là tôi con vậy. Trẫm quyết không cùng với họ tranh được thua vậy.
Tình thế ví lại không thôi, trẫm nguyện phái thêm cán viên, lấy đường đi khắp các nơi, nghiêm sắc cho Ninh Bình trở về phía bắc, bao nhiêu quan tỉnh, phủ, huyện đều để ấn lại mà đi, người nào như có trung nghĩa tài lược không kể quan hay dân, đều cho được tiện nghi làm việc [nhân dân, sĩ phu khởi nghĩa – TXA. ct.], cốt không phụ tấm lòng tốt của triều đình dưỡng dục, tác thành, yên được bóng thiêng liêng ở trời của liệt thánh, và đáp phó được nguyện vọng [khởi nghĩa chống Pháp – TXA. ct.] tha thiết của thần dân trong nước. Khanh nên nghĩ cho kỹ nhé, có muốn nên tâu đối, thì gởi theo đường trạm chờ xét cũng chẳng hại gì””.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 225 – 226).



43. Mật dụ của Hàm Nghi (và Tôn Thất Thuyết) từ Tân Sở gửi về hoàng tộc, ngày 07.5 Ất dậu (18.7.1885):

“Ngày mồng 7, dụ các người trong họ, đại lược nói:
“Dụ Thọ Xuân vương, phụ chính Hoài Đức công và các bọn hoàng phiên, công chúa nghĩ coi: Nước Nam ta nhiều lần bị kẻ khác bức hiếp nhiều khoản, phàm có tai mắt khí huyết không ai là không uất ức buồn rầu, chẳng riêng người trong họ ta mà thôi. Trẫm vâng di mệnh của tiên quân, và các vương công phụ thần cùng suy tôn lên quyền giữ việc nước. Phàm có trăm điều đều duy kiến nghị, phải ấy thì theo. Trẫm tuổi trẻ, kiến thức chưa rộng, dám đâu chuyên trái việc gì, cho nên hễ khi tiếp được thư của nước Đại Pháp gửi đến khoản gì, nếu quá lăng nhục và yêu sách quá đáng, nhân tình không thể chịu được, mật nghe vương công và các phụ chính khuyên bảo, không đâu là không cưỡng tự đau đớn nín náu, chịu theo êm việc, vì muốn bảo toàn xã tắc, để họ mạc lâu dài hưởng tôn quý giàu sang vậy. Không ngờ sứ Pháp ngang ngược ngày thêm, không còn được chút quốc thể, cúi xuống đất, ngửa lên trời, xiết bao hổ thẹn, vạn bất đắc dĩ mà phải làm ra việc này; quay nhìn nơi lăng miếu và các bậc ý thân, thực không biết bao nhiêu là tưởng nhớ, chả biết trong tôn tộc từng có tin đến sự lo xuôi nghĩ ngược của ta không? Nay đã có phụ chính huân thần là Nguyễn khanh [tức là Nguyễn Văn Tường – TXA. ct.] ở lại giảng nói, che chở nhiều việc, hơi được yên ổn; huân thần tâm sự như thế, cáng đáng như thế, thực là đau khổ quá chừng. Nhân vật nước ta, những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được. Trẫm cũng dụ cho đại thần ấy hết lòng bàn tính công việc, tâu chờ quyết định. Vương công đều là cốt nhục chí thân, đều nên thương ta khổ tâm, thể tất ta vô cùng. Phàm việc gì cùng với Nguyễn khanh châm chước thoả đáng, cốt không trái với cương thường của trời đất. Nên được nền bình trị lâu dài của quốc gia, ngõ hầu để được tiếng thơm muôn đời, thế là lành lắm, tốt lắm. Trời đất dài lâu, gặp nhau có hẹn. Nước nhà suy thịnh, gặp hội đổi thay, càng nên trân trọng di dưỡng, để yên tấm lòng xa của người tuổi trẻ. Còn ra sẽ uỷ cho Nguyễn khanh sẽ vì ý thân điều đình cho thoả đáng, vụ được như thường. Phàm người họ ta, cần tin lời ta nhé, thế thì ta mới yên lòng””.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 226 – 228).



44. Thọ Xuân vương Miên Định làm giám quốc, ngày 08.6 Ất dậu (19.7.1885):

“Ý chỉ 3 cung chuẩn cho Thọ Xuân vương là Miên Định quyền coi việc nước; phàm việc tâu suốt 3 cung, xin chỉ tuân hành …”.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 229).



45. Dụ của Từ Dũ, tháng 6 Ất dậu (tháng 7.1885):

“… Trong khi vội vã, phụ chính đại thần là Nguyễn Văn Tường, tức thì đem lão cung và xe vua ra thành tạm lánh. Ta nhân dặn thầm đại thần ấy rằng: “Lui cùng với quan Pháp ở trong bàn tính; may được nghe lời và sớm tan quân” …” [*].

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 230).

[*] Trích tiểu sử Nguyễn Nhược thị Bích:
“… Năm 36, Dực Tôn Anh hoàng đế lên chầu trời, vâng ý chỉ 2 cung, sắc dụ đều cho tay thị ấy làm. Năm Hàm Nghi thứ nhất, tháng 5, kinh thành có việc, đi theo 2 cung đi Quảng Trị có bài hát quốc âm Xe vua vào đất Thục [Đường Minh Hoàng tránh loạn đi vào Thục – VSH. chú thích]. Ngày 2 xe cùng về, các sắc phụng chiếu thư, cầm bút viết xong ngay, việc gì cũng xứng chỉ. Năm Thành Thái thứ 4, kính vâng từ chỉ, nghĩ công khó nhọc, tấn phong tam giai Lễ tần. Năm Duy Tân thứ 3, tháng 11, thị chết, thọ 80 tuổi” (Đại Nam liệt truyện, tập 3, bản dịch Viện Sử học, Nxb. Thuận Hóa, 1993, tr. 78). TXA.



46. Bản tấu của Nguyễn Văn Tường phúc tâu lên Từ Dũ thái hoàng thái hậu, khoảng từ 16 – 19.6 Ất dậu (tháng 8.1885):

“Ngày 23 tháng trước, có việc xảy ra. Chiều hôm ấy, thần bàn với quân Pháp vào thành tạm đóng. Ngày 24, hội đồng quan Pháp, yết thị hai nước đã hòa hảo như xưa, quan lại binh dân đều về như cũ.
Từ sau đi, thần hỏi các nơi ở ngoài: từ ngày 23, 24 trở đi, những xã ở gần kinh thành, gián hoặc có bọn cướp bóc nổi lên; đến ngày 26, thần sức cho các viên huyện, rọâng đi tuần trập, bắt được 2, 3 tên phạm, đem chính pháp ngay. Từ đấy đi, bọn côn đồ sợ có uy lệnh của Triều đình, dần phải liễm chấp; hiện nay dần được ninh thiếp, dân được yên ở; tin tức các tỉnh Nam, Bắc, gần đây đều được cùng thông, cũng không có việc gì khác. Duy [:chỉ mỗi một; chỉ riêng một – TXA. ct.] có Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi nổi loạn, rồi cũng yên tĩnh.
Binh dân trong ngoài kinh thành bị thương, chết rất nhiều; người bị thương đều đã lục tục về quê, còn người chết thì quan binh Pháp hoặc đốt đi, hoặc chôn cất, nay đã sạch sẽ.
Đến như điều khoản nghị hoà, quan Pháp bàn nói: Chờ khi rước hoàng thượng hồi loan, giao trả thành trì, mới có thể bàn định được.
Lại như quan viên trong ngoài, gián hoặc có người tài, có người không tài, vốn nên cất, bỏ. Nhưng nay ngôi lớn trong kinh chưa định, hiệu lệnh chưa thống nhất, sự thưởng phạt chưa nên vội ra, xin chờ sau sẽ làm. Và khởi dùng người cũ là việc cần kíp hiện nay, là duy Đình Túc, tuổi gần 80, đi đứng thế khó khoẻ mạnh, Hoàng Tá Viêm, Vũ Trọng Bình lại bị bọn kia ngờ ghét, cũng khó giảng giải. Việc nhiều nguời ít, không biết làm sao, thần chỉ biết hết lòng hết sức thôi. (Việc Lê Trung Đình chép ở dưới)”.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 233 – 234).



47. Nguyễn Văn Tường đấu tranh với De Courcy, De Champeaux, Nguyễn Hữu Độ về vấn đề bố trí quan chức ở Bắc kì, cuối tháng 6 Ất dậu (7.1885):

“Lấy quyền tổng đốc Hà – Ninh là Nguyễn Hữu Độ thăng thự Vũ Hiển điện đại học sĩ, sung Cơ mật viện đại thần, vẫn sung Bắc kì kinh lược đại sứ.
Khi ấy Hữu Độ đã trở về Hà Nội, đô thống Pháp là Cô-ra-xy [De Courcy – TXA. ct.], khâm sứ là Tham-bô [De Champeaux – TXA. ct.] bàn nói: “Hiện nay Bắc kì lắm việc, Hữu Độ ở đấy hiểu nhiều, nên trao cho điện hàm, sung viện chức, và vẫn sung chức sứ ấy; phàm đốc, phủ, bố, án, ở các tỉnh Bắc kì cho đến các phủ huyện, nếu nơi nào có khuyết, cho do Nha Kinh lược sứ chọn tâu, chờ chỉ định đoạt”. Nhiếp chính Miên Định, phụ chính Nguyễn Văn Tường phúc tâu [lên Từ Dũ và 2 cung – TXA. ct.]: Việc đó là tạm thời, nghĩ nên tạm nghe ý đó mà làm. Văn Tường nhân phụng dụ [của Từ Dũ – TXA. ct.] nói: Trải bày lý do. Lại nói: Do ngươi, tuy việc thoả bàn vụ hợp thời nghi, để xứng với lời khen của người mới được. Vì ý ám chỉ chê Hữu Độ nương tựa vào thế quan Pháp, để được ngôi cao, mà không phải tự bản ý do mệnh lệnh của Triều đình vậy.
(Trước đây, Nguyễn Văn Tường cùng Tôn Thất Thuyết cho rằng Hữu Độ ở Hà Nội phần nhiều hay nịnh hót, quan Pháp rất được vui lòng; Cơ mật viện nhiều lần đem việc tâu lên, chuẩn cho khiển giáng hay triệu về, Hữu Độ đều được quan Pháp che chở, rất là đáng ghét.
Ngày tháng 7 năm ngoái, khuyên Bùi Hữu Tạo lấy việc xây sinh từ [của Nguyễn Hữu Độ – TXA. ct.] để tâu hặc, vì muốn nhân đó để đẩy Hữu Độ đến tội. Hữu Độ chứa sự bất bình đã lâu. Gần đây, đô thống Pháp từ Bắc về Sứ quán, tức thì trước mời Văn Tường và Thuyết đến họp. Thuyết ngờ sợ cho là hẳn Hữu Độ đã có ngầm chỉ thế nào, nên mới như thế, cho nên sau không chịu đi; bèn gây hận; đến đây [Hữu Độ – TXA. ct.] về kinh, [ y – TXA. ct.] lại đến Sứ quán, rồi về nhà riêng [của Hữu Độ tại Huế – TXA. ct.], uỷ đón nhiếp chính Thọ Xuân vương Miên Định tới bàn với Văn Tường; và [Hữu Độ – TXA. ct.] gièm [rằng – TXA. ct.], không bàn với Thọ Xuân vương thì đừng đi. Kịp khi Hữu Độ tới Sở Thương bạc mà Văn Tường ở đó, hai người nói chuyện với nhau, đã hơi có ý khiếm hòa [:thiếu hòa khí – TXA. ct.]; Văn Tường phụng dụ này, lời lẽ lại có ý chê ngầm theo kiểu bì lí xuân thu [: bề ngoài với lí lẽ khác nhau như mùa xuân với mùa thu – TXA. ct.]. Hữu Độ tiếp dụ, giận lắm, nhân đó càng thêm để lòng).

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 236 – 237).



48. Vụ Lê Trung Đình ở Quảng Ngãi, đầu tháng 7 Ất dậu (tháng 8.1885):

“… Bình Sơn tả vệ hương binh chánh quản là cử nhân Lê Trung Đình, hữu phó quản là bọn tú tài Nguyễn Tự Tân, Vũ Hội [thuộc võ hội hương binh? – TXA. ct.], và thương biện Nguyễn Văn Hoành cho rằng, xe vua đã ra, lại nghe có Dụ Cần vương, muốn nhân đó dấy quân, tức thì tới tỉnh xin cấp khí giới, lương xướng. Tỉnh thần cho rằng lính hương binh chi canh giữ nơi làng xóm, không ví với lính tỉnh được, không dám tự tiện cấp, đợi chạy giấy mời những quan viên tại quán [quan hưu trí – TXA. ct.] bàn nghĩ sẽ làm. Bọn Đình, Tân bèn chia phát binh phu làm 3 đạo, tất cả hơn 3.000 tên. Trước ngày mồng 2 tháng này, tiến đến tỉnh thành, hiệp quản Trần Tu, thành thủ úy là Nguyễn Côn mở cửa nội ứng, bọn ấy sấn vào tỉnh thành, đem hai viên bố, án ra thành giam trói, thu lấy ấn triện, binh trượng, tiền lương, buông tha tù phạm, trước chém một tên suất đội, 2 tên dân đạo, cất nguyên Tuy Lý vương Miên Trinh (nguyên được giáng tước công, an trí ở trong tỉnh thành này) làm phụ chính quốc vương. Miên Trinh không theo, giả làm có bệnh nằm lỳ không dậy. Bọn ấy bèn đặt những danh chức ngụy là thống đốc, tham tán, đề đốc, lãnh binh, đốt nhà và giết chết dân giáo, làm việc ngang ngược không kiêng nể ai. Quyền tiễu phủ sứ ở Sơn phòng Nghĩa Định là Nguyễn Thân báo với tổng đốc Bình – Phú là Lê Thận (Thận đã ủy cho án sát Bình Định là Lê Duy Cung đi cùng Sơn phòng họp làm), ủy cho Đinh Hội đem hơn 900 biền binh tiến tiễu. Ngày mồng 5 tháng ấy, đến tỉnh chia quân sấn vào thu phục tỉnh thành và ấn triện bố, án, bắt sống được Trung Đình, và giết được bọn Tự Tân tất cả 7 tên, còn dư đều trốn chạy, bèn đưa 2 viên phiên, niết về dinh, tiễu phủ sứ ấy tức thì ủy cho mời các quan viên ở quán (nguyên Lễ bộ thượng thư là Đỗ Đệ, thự đốc Bình – Phú là Nguyễn Trọng Biện [Nguyễn Hiệp – TXA. ct.], tuần phủ Nam – Ngãi là Đoàn Nhượng, biện lý Công bộ là Vũ Duy Tĩnh (nguyên cũ là Văn Thanh)) họp bàn, và tư bàn với tuần phủ Nam – Ngãi là Nguyễn Ngoạn, quyền lưu 2 phiên, niết nhận ấn làm việc, để chờ mẹânh Triều đình, và Trung Đình, chém ngay; rồi người ta báo cho Hộ bộ lang trung biết. […].
Đến đây Cơ mật viện cho rằng Sơn phòng ấy sớm làm tắt được ngòi cơ biến, nghĩ chuẩn theo đặc cách thưởng cất cho Đinh Hội, Nguyễn Thân để tỏ sự khuyến khích. Còn bọn dư đảng nguyên đi theo Trung Đình đã tan về thì miễn khỏi cứu xét” [*].

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 238 – 239).

[*] Vụ Quảng Ngãi (Lê Trung Đình) và vụ Bình Định (Đào Doãn Địch) khác nhau về “ngọn cờ khởi nghĩa”. Lê Trung Đình tôn phù Tuy Lý vương Miên Trinh, một nhà thơ hoàng tộc chủ “hòa”, câu kết với Pháp thời Hiệp Hòa, vốn bị đày vào Quảng Ngãi (mặc dù Miên Trinh từ chối); do đó Nguyễn Văn Tường đánh giá đấy là cuộc “nổi loạn” duy nhất (ĐNTL.CB, tập 36, sđd., tr. 233 – 234). Đào Doãn Địch chỉ thuần hưởng ứng Dụ Cần vương, “bình Tây sát tả” (đánh Pháp và đánh bọn dữu dân trong giáo dân, vốn đích thực là tay sai của thực dân), nên ngầm được ủng hộ (mặc dù De Champeaux thúc giục đánh dẹp), và cuối cùng là được “rộng tha”. Xin xem lại: bài “Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau cuộc Kinh Đô Quật Khởi, 05.7.1885”. TXA.



49. Vụ Bình Định, tháng 7 Ất dậu (tháng 8.1885):

“… Tháng trước, thân hào tỉnh ấy cũng nghe hành tại có Dụ Cần vương, mưu dấy quân, bèn họp đem những lính kinh tan về và lính dõng ở dân đốt phá nhà đạo, dìm giết giáo dân, rồi đem binh dân ước hơn vạn người, quanh tới tỉnh thành, yêu cầu cấp cho khí giới (đã bách giám đốc thần là Lê Thận lại cho về dinh), ngụy đặt những danh mục đề đốc, tham tán, lại đi khắp trong hạt giết dân giáo, mộ lính dõng, nói phao lên tiến đánh quân Pháp ở cửa Thi Nại. Khâm sứ Pháp là Tham-bô bàn phái cho khâm sai đã mệnh, cho Binh bộ tham tri Hoàng Hữu Thường sung phái ngồi tầu thủy Pháp chạy đi. Lúc đó vì đường ngăn trở, phải trở về. Khâm sứ Pháp lại bàn tục phái đổi sai thị lang Bộ Lễ là Ngô Trọng Tố (lãnh bố chính sứ tỉnh ấy về trước, tình thế đã am hiểu) rồi vì đường dịch lộ Quảng Ngãi không đi được, lại sai lãnh bố chánh sứ Quảng Nam là Bùi Tiến Tiên (nhưng lấy án sát Hà Thúc Quán quyền sung bố chánh sứ Quảng Nam, Hồng lô tự khanh về nuôi cha mẹ, là Nguyễn Duy Hiệu sung làm án sát sứ). Thự thống chế Ngô Tất Ninh sung chánh phó khâm sai quản đem quan binh 2 tỉnh Nam – Ngãi 700 tên đi ngay đến, họp làm, đều nhân đường ngăn trở chưa đi được.
Đến đây thự tổng đốc là Lê Thận tâu nói: “Đã họp văn thân quan viên trong hạt ấy hiểu dụ. Bọn ấy đã tản về, xin nên rộng tha, cho yên sự phản trắc …” […].
“… […] Nếu còn giữ thói mê, do các quan đô thống, khâm sai đem đại đội quan binh, không kể lương hay giáo, cũng phải đau lòng đánh dẹp…” ”.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 241 – 242).



50. Dụ của Từ Dũ và 2 cung, đánh giá cao cuộc Kinh Đô Quật Khởi, tháng 7 Ất dậu (cuối tháng 8 bước sang đầu tháng 9.1885):

“… Từ điều ước tái định [Patenôtre – TXA. ct.] đã được phân minh, khiến nước Pháp trước tự bại hòa gây biến, thì phàm ai ở đất vua, cũng đều thù ghét [giặc Pháp – TXA. ct.], ai bảo là không nên. Không gì bằng cuộc nghĩa cử đêm 22 tháng 5 năm nay …”.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, cuối tr. 244).



51. Dụ của 3 cung về vấn đề lương, giáo phục thù, ít hôm trước ngày Nguyễn Văn Tường bị bắt, cuối tháng 7 Ất dậu (đầu tháng 9.1885):

“… Đến đây lại lấy hai bên bình, giáo còn chưa yên, lại dụ thêm rằng:
“Bình, giáo dù có khác lỗi, nhưng đều là con đỏ của Triều đình, không nên chia rẽ khác nhau. Gần đây, có nhiều việc giống nhau và khác nhau. Người làm dân lương ghét vì không đồng đạo [không cùng đạo thờ kính anh hùng dân tộc, thờ kính tổ tiên lâu đời của người Việt Nam – TXA. ct.] mà trong lòng sinh nóng lạnh. Người làm dân giáo, cậy thế [thực dân Pháp, cố đạo Pháp – TXA. ct.] lấn át, mà tình ruột thịt đem đặt ra ngoài da. Hai đằng ghét nhau thì hai đằng hẳn thù nhau, thì thế cố nhiên như thế. Nhưng xét kỹ ra thì đầu đuôi cũng tự người đầu mục không khéo xử trí cho nên nỗi ấy. Ôi! Nhà nước dựng nên quan tư mục, cốt để trị dân. Làm sư đạo của dân một địa phương, phải nên giữ lòng minh chính. Hoặc có kẻ bị ghét quá đáng, một khi kiện cáo, gia thêm nạt nộ mà dân giáo uất ức không bày tỏ được. Hoặc sợ hơi nóng bốc lên, gặp có sự lăng ngược, một chiều nín náu, mà ẩn tình của người dân lương không bày được. Làm giám linh mục ấy, trách nhiệm giảng giáo, phải nên giữ lòng công bình. Bình dân hoặc có kẻ trốn tránh dao thuế, mà chạy vào nhà giáo ấy, hoặc có kẻ tranh chiếm ruộng đất mà nhờ thế ấy, đều bao dung cả. Đến nỗi, có kẻ cậy thế mà bức bách người, hoặc có kẻ khinh thường pháp luật mà không đoái, đều không phải là sở ý của Thiên Chúa dạy dân. Kẻ bình dân kia sao không nghĩ cùng ở đất vua, đều là dân vua, giáo dân bình nhật binh đao thuế khóa cùng với lương dân cùng thế. Gián hoặc bức hiếp bình dân vì lẽ gì, sao không tới địa phương quan mà tố cáo, mà dám hại nhau, ngược đãi nhau ngang trái như thế, đối với pháp luật thực khó dung. Giáo dân ấy sao chẳng nghĩ sinh ở đời này, tam giáo cửu lưu, đều có đạo cả, nào ai có cấm đâu mà bèn mượn thế lấn người, đến nỗi chứa bao thù oán, lòng sao nỡ thế. Ôi! Giáo đã không dung được lương, thì lương cũng không cam tâm chịu thua giáo, phải đến tranh nhau, khiến cho trong chốn làng xóm, không lấy ơn lễ ở với nhau mà lại trông nhau như thù nghịch. Giết người, đốt nhà, tội có nhỏ đâu, mà lại đem thêm thử pháp luật như việc gần đây xảy ra ở Bình Định và Quảng Ngãi, rất là quái gở, đáng giận, cần nên tỏ rõ điển hình để răn bảo. Nhưng nghĩ bọn ngươi một khi giận dỗi, dám làm điều trái đạo, rồi hay cải hối được; nếu chẳng uốn nắn cầu toàn, hẳn đến ngọc đá đều cháy; trong lòng ta thực không nỡ thế, đã chuẩn gia ơn cho miễn sự tra xét một lần.
Từ này nên hậu tình hòa hảo, không nên ghen ghét lẫn nhau. Làm người coi địa phương phải ngay sáng để xướng xuất, mà sự oan uổng cần được thân lý; làm giám linh mục phải công bằng để dạy dỗ, mà sự ghen ghét phải bỏ đi; khiến cho cùng thuận, cùng giúp, cùng phù trì nhau, hai bên hoà thuận thì còn gì vui bằng. Nếu không khéo khu xử, đều tự thù hằn nhau, thì đều có tội để xử. Địa phương quan, chiếu theo lệ nịch chức nghiêm trị. Giám linh mục, tư sang nước Pháp nghĩ xử. Đều nên kính cẩn nhé! Thông lục đều tuân”. …”.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 245 – 246).



52. Bản án của thực dân Pháp về Nguyễn Văn Tường, do De Courcy, De Champeaux cáo thị, ngày 27.7 Ất dậu (05.9.1885):

“Đô thống Đại Pháp là Cô-ra-xy [De Courcy – TXA. ct.] bắt thái phó, Cần Chánh điện đại học sĩ, lãnh Lại bộ thượng thư, kiêm sung Cơ mật viện đại thần, Kì Vĩ quận công, là Nguyễn Văn Tường xuống tàu thủy chạy đi Gia Định.
Cứ theo lời cáo thị của khâm sứ Tham-bô [De Champeaux – TXA. ct.] nói: Văn Tường từng đã chống cự nước ấy [nước Pháp – TXA. ct.] thực đã nhiều năm. Từ khi cùng Tôn Thất Thuyết sung làm phụ chánh, chỉn [: vốn – TXA. ct.] lại đổng suất quan quân nổi dậy công kích quan binh nước ấy [nước Pháp – TXA. ct.]; và Văn Tường do đô thống ấy xin [chính phủ Pháp – TXA. ct.] cho hai tháng [nhằm để – TXA. ct.] lo liệu việc nước cùng Bắc Kỳ cùng được lặng yên vô sự; [kì thực – TXA. ct.] đến ngày 27 tháng ấy hết hạn, mà các tỉnh Tả kỳ về phía nam, có nhiều nơi nổi quân chém giết dân giáo. Đến đây đô thống ấy định án, ƯNG [:nên ; phải – TXA. ct.] kết tội lưu.
Hôm ấy chở đem Văn Tường đến cửa biển Thuận An. Buổi chiều Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình đi tàu thủy Pháp cũng về đến cửa biển ấy.
(Thuyền Pháp chở Văn Tường đến Gia Định, sau chở gồm cả Phạm Thận Duật, Lê Đính đem về nước ấy [thuộc địa Tahiti – TXA. ct.]; Thận Duật trong khi đi đường bị ốm chết ở trong tầu, buông xác xuống biển) …”.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH.,
1976, tr. 247).





Hết phần 3 của CHƯƠNG TÁM (trọn chương)
Xin xem tiếp CHƯƠNG CHÍN
ở tệp 11, cũng trên web-blog này:
http://tranxuanantsbnnvt2.blogspot.com/



Xếp chữ xong phần 3 chương tám (trọn chương), vào lúc 10 giờ 55 phút,
ngày thứ hai (thứ ba cũ) 21-02 HB6 ( 2006 )
[24 tháng giêng, Bính tuất HB6 ]
tại Tp. HCM., Việt Nam.

Trần Xuân An


________________________

Sáng thứ ba (thứ tư cũ), 22-02 HB6 ( 2006 ),
tác giả đã chỉnh sửa lại một vài lỗi về trình bày: chữ nghiêng (italic); ~~
và bổ sung dưới dòng chữ này một lưu ý:
XIN TRUY CẬP ĐỂ ĐỌC NHỮNG ĐOẠN TƯƠNG ỨNG VỚI ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NÀY TRONG BỘ TRUYỆN - SỬ KÍ - KHẢO CỨU TƯ LIỆU LỊCH SỬ: "PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824 - 1886)" (Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2004):
http://tranxuananpcdtnvt1a.blogspot.com/

Trân trọng.
TXA.

______________

ĐÍNH CHÍNH (05 tháng chín, HB6 [2006]):

Ở đoạn "Ngày 17-6 âl., Ất dậu (28-7-1885)...", người biên soạn (TXA.) đã đính chính lỗi gõ phím vi tính; chính xác là như sau:
Ngày 19-6 âl., Ất dậu (30-7-1885), Nguyễn Hữu Độ lại ra Bắc
.

Xin đính chính như trên.
Thành thật cáo lỗi cùng quý người đọc.
Trần Xuân An.

0 Comments:

Post a Comment

<< Home